Ngày nay, những ứng
dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học ngày càng nhiều, các phương tiện
kỹ thuật dạy học ngày càng phát triển hiện đại... nhưng chỉ có tác dụng giảm
nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên chứ hoàn
toàn không thể thay thế vai trò của họ. Điều đó có thể lý giải rằng giáo viên
không chỉ dạy tri thức khoa học,dạy kỹ năng, kỹ xảo; phát triển trí tuệ
học sinh mà còn truyền bá cho họ thế giới quan khoa học, lý tưởng, niềm tin
đúng đắn, khơi dậy và bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng
lực sáng tạo của một người công dân. Giáo viên phải giáo dục học sinh về tâm
hồn, về đạo lý,công lý...phải thông qua “dạy chữ” mà “dạy người”.Giáo viên phải
giáo dục nhân cách học sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên không có máy
móc nào hiểu được con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con
người.
Thời đại thông tin đã tạo những cơ hội mới, nhưng cũng đặt nhà giáo trước
thách thức mới. Vậy nhà giáo phải làm gì trước tình hình đó?Tư liệu của Hội
nghị Paris về giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “ nhà giáo
mới” ở đại học: “ Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền
thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về
vai trò của họ”. Như đã nói, nhà giáo hiện nay không còn là người
truyền thụ kiến thức, mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin.
Từ đó có người hỏi: Vậy,vị trí của nhà giáo trong thời đại mới như thế nào, họ
có bị “ ra rìa” không, câu ngạn ngữ “ không thầy đố mày làm nên” của dân ta có
còn đúng nữa không? Chúng tôi cho rằng vai trò của nhà giáo thay đổi,
nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với
trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới.
Hội nghị Paris về
giáo dục đại học cho rằng trong giáo dục phương thức giáo dục mặt đối mặt vẫn
chiếm vị trí hàng đầu, tác dụng của sự tương tác trong việc dạy và học luôn
luôn được nhấn mạnh. Trong các mối tương tác đó, vị trí của một đối tác có bề
dày về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin sẽ nổi trội,
sự đóng góp của đối tác đó trong quá trình học sẽ rất lớn không phải bằng sự
độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng
trải của mình. Rõ ràng là nhà giáo có thể và cần phải khẳng định vị trí của
mình trong các mối tương tác đó.
Nhà giáo hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục như đã dự báo. Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo lên rất nhiều so với trước đây. Với cơ hội mà công nghệ thông tin truyền thông mới đưa lại. Những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có giá trị của bất kì một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn trong bốn bức từơng lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây. Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin không hề giảm, mà có cơ hội tăng lên. Tuy nhiên, việc có giữ vững vàng và nâng cao được vị trí đó hay không còn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Chúng ta có thể hi vọng, trước cơ hội và thách thức của thời đại mới, đa số nhà giáo chúng ta sẽ không bị “ ra rìa” .
Nhà giáo hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục như đã dự báo. Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo lên rất nhiều so với trước đây. Với cơ hội mà công nghệ thông tin truyền thông mới đưa lại. Những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có giá trị của bất kì một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn trong bốn bức từơng lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây. Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin không hề giảm, mà có cơ hội tăng lên. Tuy nhiên, việc có giữ vững vàng và nâng cao được vị trí đó hay không còn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Chúng ta có thể hi vọng, trước cơ hội và thách thức của thời đại mới, đa số nhà giáo chúng ta sẽ không bị “ ra rìa” .
Nói cách khác, việc
đào tạo giáo viên hiện nay phải theo hướng đào tạo người dạy tư duy, dạy
năng lực gia công xử lý thông tin khoa học.
Trong nhà
trường,giáo viên đóng vai trò chủ đạo có nghĩa giáo viên không chỉ là
người truyền đạt thông tin mà còn là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều
chỉnh quá trình nhận thức và quá trình hình thành nhân cách của học sinh.
Ngày nay, những đặc
điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những yêu cầu cao đối với
chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Xu
hướng đổi mới cơ bản là chuyển từ kiểu dạy học “ lấy giáo viên làm trung
tâm” sang kiểu “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.Nói cụ thể hơn là dạy học
phải hướng vào người học. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình giáo
dục – dạy học không có nghĩa là phủ nhận hay xem nhẹ vai trò chủ đạo của giáo
viên trong quá trình giáo dục. Cần phải nhận thức rằng học sinh là đối tượng
của giáo dục, vì vậy phải tôn trọng lợi ích, nhu cầu của người học. Lợi ích và
nhu cầu cơ bản nhất của học sinh là sự phát triển nhân cách của họ, cho nên mọi
nỗ lực của nhà trường, của giáo viên trong hoạt động giáo dục và dạy học đều
phải hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, bằng hoạt động của
mình, hình thành và phát triển nhân cách. Trong dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh được phát huy, nhưng
vai trò của giáo viên không hề bị hạ thấp, yêu cầu đối với người dạy
không hề giảm nhẹ, trái lại, giáo viên càng phải có trình độ cao về chuyên môn
nghiệp vụ mới có thể đóng vai trò là người cố vấn, người trọng tài luôn luôn
giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm. Chính vì vậy, A. Đixtecvec cho
rằng: “ Người giáo viên bình thường mang chân lý đến cho trò, người giáo viên
giỏi biết dạy cho trò đi tìm chân lý”.
Trong một thế giới
khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển vừa mang lại sự biến đổi nhanh trong đời
sống xã hội, vừa tạo ra sự chuyển dịch các định hướng giá trị, thì người giáo
viên không thể chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức, mà đồng thời phải có
khả năng phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử của học sinh, đảm
bảo cho học sinh làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó....Một
trong những tư tưởng chủ yếu trong chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI
của UNESCO là giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn
là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Tư tưởng đó nhấn mạnh người giáo viên
phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá
trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của
từng dân tộc.Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân
cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong xã hội mới, coi họ
là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “ không có thầy giáo thì không có
giáo dục”. Từ đó Người cũng chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượng
giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác
giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học
sinh… Cố tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng nói: “ Đảng và nhân dân ta giao phó việc
dạy dỗ con em mình cho các giáo viên, cũng là phó thác cho họ sứ mệnh đào tạo
thế hệ tương lai cho cả dân tộc ta”. Nhà thơ Ấn Độ Tago viết: “ Giáo dục
một người đàn ông được một người đàn ông; giáo dục một người đàn bà được cả một
gia đình; giáo dục một người Thầy được cả một xã hội”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét