Bước vào những thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ
XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu - thành quả của Cách
mạng Tháng Mười Nga sụp đổ. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch ra sức
tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác nói chung và lý luận chủ nghĩa
xã hội khoa học nói riêng. Chúng cho rằng, sự sụp đổ là tất yếu bởi chế độ xã hội
đó được xây dựng trên một hệ thống lý luận không tưởng, cảm tính, chủ quan, phi
hiện thực. Từ đó, họ cho rằng, mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội mà chúng ta đang xây dựng là một sai lầm, sự “ngoan cố” của những người
cộng sản, là “trái với quá trình lịch sử - tự nhiên” và kết cục sẽ thất bại.
Chúng ta cần xem xét nguyên nhân thực
sự dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Điểm lại
sự kiện chúng ta thấy, bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng. Từ tháng 4 năm 1989 trở
đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu và đến tháng 9 năm 1991, chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ hoàn toàn. Nguyên nhân
sâu xa là do những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xô
Viết. Sau khi V.I. Lênin qua đời, ở Liên Xô chính sách kinh tế mới không được
tiếp tục thực hiện mà chuyển sang mô hình kế hoạch hóa tập trung cao độ, từ bỏ
kinh tế hàng hóa, phủ nhận kinh tế thị trường, thực hiện bao cấp tràn lan, triệt
tiêu tính năng động, sáng tạo của người lao động. Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế
và hệ thống quản lý nền sản xuất xã hội dẫn đến sự thua kém trên nhiều lĩnh vực
công nghệ và năng suất lao động so với các nước tư bản, làm cho chế độ xã hội
chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng.
Như vậy, sự đổ vỡ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không phải xuất phát từ những khuyết tật
do bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa sinh ra mà do những quan niệm giáo điều, ấu
trĩ, tả khuynh về chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, xét nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ, là do những sai lầm
nghiêm trọng trong nội bộ Đảng và sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản
động. Trong quá trình cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm nghiêm
trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là sự hữu khuynh, cơ hội
và xét lại trong Ban lãnh đạo, mà trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất của
Đảng. Từ chủ trương cải tổ về kinh tế lan sang cải tổ về chính trị một cách vô
nguyên tắc, tạo điều kiện cho sự bùng phát tư tưởng xét lại chủ nghĩa Mác, đào
bới, xuyên tạc lịch sử, dấy lên làn sóng công khai công kích, phủ nhận những
thành quả của cách mạng, loại bỏ những người cộng sản kiên trung trong bộ máy.
Đây là sự phản bội chủ nghĩa Mác, sự chống phá Đảng có chủ đích từ bên trong của
những người lãnh đạo cấp cao, không phải do sự lạc hậu của chủ nghĩa xã hội khoa học mang lại.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa