Petxtalôdi (1746 –
1827) là hà giáo dục tiêu biểu, đồng thời là một nhà giáo lẫy lừng người Thuỵ
sỹ. Có thể nói cả cuộc đời Petxtalôdi dành cho sự nghiệp giáo dục, nhất
là giáo dục cứu vớt cho trẻ em nghèo khổ nên người. Ảnh hưởng lớn
quan điểm giáo dục tự nhiên của J.J. Ruxô; Petxtalôdi cho rằng thầy giáo không
được đàn áp, đè nén sự phát triển tự nhiên của trẻ em, thầy giáo phải quán
triệt nguyên tắc: “ Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên”. Nhưng với một cách
nhìn đầy đủ và toàn diện hơn, ông cho rằng con người cần phải can thiệp vào sự
phát triển của trẻ như là sự định hướng vào đời cho trẻ trên cơ sở quy luật tự
nhiên của trẻ. Ông nói: “ Nếu chỉ chờ đợi ở tự nhiên việc phát triển mọi tiềm
năng ở con người mà thiếu sự giúp đỡ từ bên ngoài thì con người được giải
phóng rất chậm chạp khỏi những thuộc tính của sinh vật”. Phải chăng Petxtalôdi
đã thấy rõ vai trò của giáo dục và của người giáo viên trong việc hình thành
và phát triển nhân cách trẻ em? Petxtalôdi cũng cho rằng mục đích giáo
dục là làm phát triển mọi tiềm năng tự nhiên ở con người, cho nên cần
tiến hành trên những nội dung giáo dục nhiều mặt như đức dục, trí dục, thể dục,
giáo dục lao động.... Để thực hiện những nội dung đó không thể thiếu được thầy
giáo. Theo ông, thầy giáo không chỉ là người có học vấn, có giáo dục mà
phải biết và làm được việc giáo dục người khác. Muốn vậy, thầy giáo chỉ
có thể thành công trong công tác giáo dục nếu biết tiến hành công tác giáo dục
dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì thế, tri thức về con người
và về giáo dục trẻ là điều không thể thiếu được đối với thầy giáo. Mặc dù còn
nhiều hạn chế trong quan điểm giáo dục do hạn chế lịch sử, nhưng Pextalôdi để
lại cho đời một tấm gương sáng về lòng nhân ái, về tình thương yêu học sinh, về
sự tận tuỵ với nghề và nhiều lý luận giáo dục xuất sắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét