Hiện
nay, các thế lực thù địch xảo biện và quy chụp tham nhũng chỉ tồn tại và “nở
rộ” ở chế độ một đảng cầm quyền như tại Việt Nam. Chúng cho rằng, đây là vấn
đề thuộc về “bản chất thể chế”, không thể thay đổi được hoặc dù tham
nhũng có ở các thể chế chính trị khác, nhưng nghiêm trọng hơn ở chế độ một
đảng. Rằng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiệu quả
thấp do thiếu vắng sự kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực như cơ chế
“tam quyền phân lập” (?!).
Rõ
ràng, mớ xảo biện hổ lốn ngụy tuyên truyền trên của các thế lực thù địch
chẳng có gì khác ngoài chiêu trò lợi dụng và mượn “con bài” chống
tham nhũng để chuyển sang chống phá về tư tưởng và chính trị!
Đảng ta
lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với hệ
thống pháp luật ngày càng hoàn bị để phòng, chống tham nhũng hiệu
quả, với những bước đi chắc chắn, bài bản và lâu dài. Chúng ta tiếp
thu tinh hoa của văn minh nhân loại - các chế định pháp lý được thừa nhận chung
của cộng đồng quốc tế, như tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, sự tôn
trọng và bảo vệ các quyền con người, tính tối cao của pháp luật trong hoạt động
của nhà nước và trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, sự kiểm soát quyền lực...
Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, chúng ta không chấp
nhận “tam quyền phân lập” gắn với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Trái lại, ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp, có sự hài hòa hóa nguyên tắc tập quyền và phân
công, phân cấp, vừa tập trung quyền lực để quyết định và thực thi quyền lực nhà
nước nhanh chóng, thống nhất, vừa có sự kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan
nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hạn chế sự lạm quyền và tha hóa quyền lực.
Dùng kỷ luật đảng, sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp với sự giám
sát xã hội, phản biện xã hội và sức mạnh của dư luận rộng rãi để đấu tranh
chống tham nhũng.
Nhà
nước ngày càng tiến hóa và văn minh hơn nên cơ chế phòng ngừa, phát
hiện, đấu tranh với tham nhũng ngày càng hiệu quả hơn. Sự ra đời của
nhà nước pháp quyền chính là thành quả của văn minh hóa tổ chức và
hoạt động của nhà nước, chống sự tha hóa quyền lực nhà nước và là
một phương thức quan trọng chống nạn tham nhũng. Tuy vậy, nhà nước
pháp quyền cũng có những thất bại của nó, cho nên không thể ảo
tưởng rằng chỉ xây dựng nhà nước pháp quyền thì tự nhiên tham nhũng
bị đẩy lùi hay xóa bỏ.
Đương nhiên, tham nhũng
không phải là một hiện tượng tất yếu, mang tính vĩnh cửu, tồn tại và phát triển
cùng với xã hội loài người. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại ở một giai đoạn lịch
sử nhất định của xã hội. C. Mác cho rằng, đích cuối của lịch sử nhân loại là
chủ nghĩa cộng sản, cùng với sự thiết lập xã hội không giai cấp, nhà nước “tự
tiêu vong”, theo đó là sự tiêu vong của tham nhũng. Đó là lý tưởng cao đẹp chủ
nghĩa cộng sản hướng đến. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng xã hội mới theo lý
tưởng cộng sản, phải trải qua những bước quá độ, nhất là trong điều kiện phải
sử dụng một số yếu tố tư bản chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ quá độ, nên tất yếu khiến cho quá trình khắc phục hiện tượng tham nhũng còn
là một cuộc đấu tranh hết sức lâu dài, cam go, phức tạp.
tham nhũng nước nào cũng có
Trả lờiXóa