Khác
với tác động của các phương tiện truyền thông truyền thống theo trật tự tuyến
tính, các phương tiện truyền thông xã hội có cơ chế đa giao tiếp. Nền tảng công
nghệ hiện nay cho phép quá trình truyền thông giữa một số chủ thể ban đầu sẽ
ngay lập tức theo cấp số nhân tạo thành quá trình giao tiếp của vô vàn chủ thể
truyền thông khác; đồng thời, thông tin lan tỏa đa chiều, đa tầng, khó định vị
được hướng phát tán khi đã ra khỏi nguồn, tạo nên đặc tính liên kết vô
hướng, từ đó hình thành những mối quan hệ xã hội hết sức đa dạng, chằng
chịt, phức tạp, tạo khái niệm mới về tính siêu liên kết xã hội của
các phương tiện truyền thông xã hội. Đây đều là những đặc điểm mà các phương
tiện truyền thông, báo chí truyền thống không có.
Lợi
dụng đặc tính về liên kết vô hướng và siêu liên kết xã hội, các thế lực thù
địch khuếch tán với tốc độ vô cùng nhanh chóng tới đông đảo người dùng các
phương tiện truyền thông xã hội những thông tin bẩn, xấu độc về chống tham
nhũng, hòng lấy số đông áp đảo thông tin chính thống, âm mưu thao túng, chiếm
thế thượng phong ở các mức độ, thời điểm khác nhau trên không gian mạng. Hiện
nay, các tổ chức truyền thông đầu sỏ chống phá ta, như RFI (đài phát thanh quốc
tế - Pháp) đều có các phiên bản trên Facebook, Twitter, Google+, Instagram,
Dailymotion, YouTube, Soundcloud - nội dung được truyền tải bằng 14 ngôn ngữ,
với 34,5 triệu thính giả mỗi tuần và hàng triệu độc giả truy cập hàng tháng vào
các phương tiện truyền thông xã hội trên; RFA (đài phát thanh quốc tế Hoa Kỳ)
có các phiên bản trên Blog, Facebook, Twitter, Google+, Wordpress với hơn 10
ngôn ngữ; VOA (đài tiếng nói Hoa Kỳ) có các phiên bản trên Facebook, Twitter,
Google+, Instagram, YouTube, Soundcloud, Podcast... Họ thậm chí đầu tư thiết kế
riêng các phần mềm (như RFA app, VOA app...) để người nghe, người xem có thể
tải xuống, cập nhật tự động, thường xuyên những thông tin mới nhất bằng điện
thoại di động và các thiết bị cầm tay; tiếp tay cho các đối tượng phản động
chính trị cộm cán nhân danh các bloggers “phản biện dân chủ”, bằng cách có
riêng các trang điểm tin tổng hợp về blog (như RFA blog) hoặc dành không gian
riêng, tạo đường link liên kết tích hợp trên web chính cho các đối tượng này,
cũng như hàng chục các diễn đàn phản động khác; hướng dẫn rộng rãi cách “vượt
tường lửa” để phát tán các thông tin bẩn, xấu độc vào Việt Nam. Một số tổ chức
phản động, khủng bố lưu vong, như Việt Tân, không chỉ sử dụng cái gọi là cơ
quan tuyên truyền truyền thống, như báo “Kháng chiến”; đài “Việt
Nam kháng chiến”, “Chân trời mới” như cũ, mà còn đẩy mạnh sử dụng các
ứng dụng truyền thông xã hội, như Facebook, Twitter, Google+, Blog, Viettan app
để liên tục cập nhật và phát tán thông tin phản động, trong đó có những thông
tin xuyên tạc về chống tham nhũng. Các thông tin phản động từ bên ngoài được hệ
thống chân rết của chúng ở trong nước tiếp tay, “nội công, ngoại kích”, hình
thành những mạng lưới thông tin dày đặc để hướng lái dư luận theo ý đồ của
chúng.
Cũng
lợi dụng khả năng kết nối xã hội nhanh chóng, chúng tập hợp lực lượng trên môi
trường in-tơ-nét, tạo hiệu ứng và phản ứng đám đông, thậm chí có thể tập dượt
vũ trang ảo trên môi trường mạng trước khi hiện thực hóa trong thực tiễn, bằng
biểu tình, gây rối, chống phá, khủng bố, nhất là sử dụng các mạng xã hội (đặc
biệt là Facebook), các forum, trang chia sẻ hình ảnh, video (đặc biệt là
YouTube), các tiểu blog (đặc biệt là Twitter), ứng dụng OTT (như Zalo,
Viber)...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét