Tham nhũng là khuyết tật “bẩm sinh” của quyền lực,
một hiện tượng xã hội gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu,
sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của nhà nước. Nó
là căn bệnh đồng hành và tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt
chế độ chính trị. Khi còn nhà nước và quyền lực chính trị thì tất
yếu còn tham nhũng. Thể chế chính trị khác hay giống nhau không thể
là lằn ranh ngăn cản sự xuất hiện của tham nhũng hay quyết định tham
nhũng nhiều hay ít. Tham nhũng xuất hiện và tồn tại được nhờ môi
sinh là chế độ tư hữu. C. Mác viết, chế độ tư hữu khiến cho con người bị
tha hóa (tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844) và ở đó, giai cấp tư sản với “lòng tham vô đáy” công
nhiên tư lợi, biến mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội
tư bản thành một mối quan hệ duy nhất là lợi ích trần trụi và lối
“tiền trao cháo múc” (tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản), nơi nhà tư bản sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ, thậm chí
không còn tội ác nào là nó không dám phạm (tác phẩm Tư bản). Chế độ tư bản
chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, từ trong bản chất của nó, chế
độ chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất là môi trường lý tưởng
hơn hết để tham nhũng xuất hiện và phát triển.
chống tham nhũng phải đến cùng
Trả lờiXóa