J. A. Cômexki
không chỉ là “ông tổ của nền giáo dục cận đại”, “ một thiên tài rực rỡ, một nhà
phát minh lỗi lạc, một Galilê của giáo dục”, ông đồng thời cũng là một nhà
giáo. Ông không dạy trẻ bằng roi vọt và hình phạt, một kiểu giáo dục lúc bấy giờ,
mà bằng “ bộ mặt vui tươi, lời nói dịu dàng, nụ cười hiền hậu” và bằng
các phương pháp mới kích thích ham muốn hiểu biết của trẻ, trái ngược với
phương pháp giáo điều, kinh viện thời bấy giờ. Ông cho rằng giáo dục cần thiết
cho mọi người, do đó giáo dục phải trở thành quyền lợi của mọi người, trước hết
là đối với lứa tuổi thanh niên. “Tất cả các em trai gái, con nhà giàu cũng như
con nhà thường dân ở thành phố lớn hay ở thôn xóm đều được vào trường học một
cách bình đẳng”. Tuy nhiên, thực hiện một nền giáo dục bình đẳng trong xã
hội bấy giờ là một điều không tưởng. Cômexki là một thầy giáo mẫu mực,
hiền hoà, tỉ mỉ giảng dạy cho trẻ trên lớp học như người làm vườn chăm chút từng
mầm non. Theo ông, người thầy giáo là người có tình cảm gắn bó nhất đối với học
sinh sau tình cảm ruột thịt của cha mẹ. Do đó, không thể hoàn thành được
trách nhiệm của người thầy giáo nếu như không có tình yêu thương chân thật đối
với học sinh.Ông khẳng định: “ Nếu anh không như một người cha thì cũng không
thể là một người thầy”. Cômexki coi người thầy giáo có vai trò vô cùng to
lớn đối với kết quả giáo dục, ông ví chức trách của người giáo viên như một người
thợ nặn cao cả, nặn những tâm hồn trẻ thơ, hoặc như một ngọn lửa xua đuổi hết
thảy những bóng tối trong trí óc, do đó dưới mặt trời, không có nghề nghiệp nào
ưu việt bằng. Người thầy giáo theo quan điểm của ông, hơn ai hết là người phải
có đạo đức, gương mẫu về mọi mặt vì “ trẻ em học bắt chước khi học biết”. Từ
sau cách mạng tư sản Pháp(1789) đến đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ
nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tiến xã hội đều
hướng vào việc đấu tranh với nhà nước tư sản vì một nền giáo dục tiến bộ.
Giáo dục là nhu cầu chính đáng của mọi người lao động nên xu thế chung là đấu
tranh cho một nền giáo dục bình đẳng. Vai trò của thầy giáo được đề cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét