Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - DÂN CHỦ

Từ quan điểm của những học giả đồng thời là những nhà lãnh đạo xã hội - dân chủ nổi bật như, E. Bec-xtanh (Đức), W. Bran (Đức), B. Krai-xky (Áo), Ô. Pan-mơ (Thụy Điển), hay quan điểm của những học giả chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa tự do ở Mỹ (Joseph E. Siglitz, Donald Sassoon) hoặc một số học giả Nga vốn chịu ảnh hưởng của quan điểm mác-xít nay đã có sự dịch chuyển sang quan điểm xã hội - dân chủ (S.P. Peregudov, V.B. Rưbacốp,...) , có thể khái quát tư tưởng chính trị của trong trào lưu chủ nghĩa xã hội dân chủ (CNXHDC) phương Tây ở các phương diện sau:
Thứ nhất, về những giá trị cơ bản của CNXH. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu sụp đổ, những người CNXHDC phương Tây đã có sự nhận thức lại về CNXH. Họ nhấn mạnh bình đẳng và hiệu quả là hai giá trị cơ bản của CNXH. Nhưng ngày càng có nhiều người CNXHDC phương Tây đặt trọng điểm vào bình đẳng. Đối với họ, CNXH mọc rễ trên chủ nghĩa bình đẳng; CNXH luôn liên hệ với bình đẳng, dân chủ, tự do, công bằng, v.v....
Thứ hai, thể chế kinh tế. Chế độ sở hữu công cộng của CNXH bao gồm: a) chế độ quốc hữu và tập thể về tư liệu sản xuất; b) xã hội hóa và công hữu hóa về tiền vốn và lợi nhuận. Hai kiểu "chế độ sở hữu xã hội " đó có tính tiêu biểu của xã hội XHCN. Những người CNXHDC sử dụng khái niệm "chế độ sở hữu xã hội" để chỉ “sở hữu công cộng” không chỉ về tư liệu sản xuất, mà cả về tiền vốn và lợi nhuận. 
Thứ ba, thể chế chính trị. Những người CNXHDC phương Tây, tuy không đưa ra được những nội dung chính về thể chế chính trị của CNXH, nhưng trong ý tưởng của họ, có thể thấy một nguyên tắc cơ bản của thể chế chính trị XHCN là nhằm thực hiện giá trị bình đẳng, hiệu quả. Đó là CNXH không thể tách rời dân chủ. CNXH về bản chất là dân chủ. Không có dân chủ sẽ không có CNXH. Chính dân chủ là nền móng của thể chế chính trị XHCN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét