Đây là
một trào lưu tư tưởng và phong trào XHCN tả khuynh vẫn mang đậm màu sắc bè
phái. Nó dựa vào "thuyết cách mạng không ngừng" của Trotsky
(1879-1940), và tiếp tục nhiệt tình thi hành cái gọi là chiến lược "cách
mạng thế giới" và "luôn bày tỏ sự căm phẫn CNTB". "Quốc tế
thứ tư" là tổ chức mang tính quốc tế của nó được một số công nhân và những
người tiểu tư sản cấp tiến ủng hộ. Cho đến nay nó vẫn có một vị trí nhất định
trong phong trào XHCN quốc tế.. Mặc dù về lý luận còn thiếu chặt chẽ, nhưng
nhiều quan điểm của CNXH thuộc phái Trotsky đương đại có ảnh hưởng khá rộng rãi
trong một số nhóm công nhân và tiểu tư sản cấp tiến, đặc biệt ở Tây Âu, Mỹ La
tinh.
Theo
phái Trotsky đương đại, sự phát triển của CNTB hiện đại chứng minh: CNXH kiểu
Mác hôm nay vẫn rất phù hợp. Tiền đề kinh tế và văn hóa mà CNTB tạo ra chính là
tiền đề của XHCN. Chính trên cơ sở nhận thức này, phái Trotsky đương đại đã nêu
ra chiến lược khắc phục khủng hoảng XHCN, gồm:
Thứ
nhất, bản chất của khủng hoảng XHCN hiện nay là
khủng hoảng và phá sản của các mô thức XHCN của chủ nghĩa Xtalin, chủ nghĩa hậu
Xtalin và chủ nghĩa cải lương của các Đảng XHCN dân chủ. Vì thế, theo họ, cần
phải có một phương án XHCN có sức thuyết phục, nhằm giúp cho giai cấp công nhân
thoát khỏi bóng đen ảnh hưởng của các trào lưu XHCN kể trên.
Mô hình
XHCN quá độ lên CNXH mà phái Trotsky đương đại đưa ra là phải làm cho người sản
xuất được giải phóng. Nội dung chủ yếu của nó là: đập tan bộ máy Nhà nước của
giai cấp tư sản. Thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, nhưng phải coi
trọng mặt chất lượng mở rộng dân chủ, áp dụng thể chế chủ nghĩa đa nguyên và
chế độ đa đảng; quyền lực nằm trong tay nghị viện công nhân và nghị viện công
nhân được hình thành do tổng tuyển cử. Mục tiêu cuối cùng của CNXH là kiến lập
một xã hội không có bóc lột, áp bức, cường quyền và không công bằng, một chế độ
xã hội tự do liên hợp của những người sản xuất.
Thứ
hai, xác định giai cấp công nhân ở thời đại
hiện nay vẫn là quân chủ lực thực hiện cách mạng XHCN. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, mức độ tự động hóa trong sản xuất
và dịch vụ ngày càng cao, thất nghiệp xuất hiện nhiều, lao động truyền thống
đang dần dần mất đi, do vậy giai cấp công nhân truyền thống đang tiêu vong,
giai cấp công nhân trung gian mới đang nổi lên nhanh chóng. Phái Trotsky đương
đại thừa nhận sự thay đổi đó của thời đại, và ra sức luận chứng giai cấp công
nhân vẫn là "chủ thể chống CNTB", là "chủ thể XHCN"đương
đại.
Thứ ba, "bạo lực cách mạng", "xuất khẩu cách
mạng" là chủ trương mà phái Trotsky đương đại về nguyên tắc vẫn kiên trì,
nhưng cũng có một số nhận thức mới cho phù hợp với đặc điểm của thời đại hiện
nay. Trước hết, họ ra sức chủ trương "tích cực bãi công". Phái
Trotsky cho rằng, ở doanh nghiệp cần kiến lập hội đồng công nhân tự trị để cùng
với những người cầm đầu quản lý doanh nghiệp hình thành "cơ cấu quyền lực
song trùng". Trên cơ sở đó, thông qua một cuộc tổng bãi công có thể dẫn
đến cục diện hai chính quyền cùng tồn tại. Theo họ, đây là mô thức mà bất cứ
một cuộc khủng hoảng cách mạng nào tại các nước công nghiệp hóa cao đều sẽ tuân
theo.
Như
vậy, đặc điểm nổi bật của phái Trotsky là có nhiều nhóm tả khuynh với những
quan niệm khác nhau về cách thức tiến hành cách mạng XHCN. Tính chất cực tả của
nó thể hiện ở chỗ: tuyên truyền rộng rãi thuyết cách mạng không ngừng mà không
có sự phân biệt thời gian, địa điểm, điều kiện lịch sử; cách mạng bạo lực bị
giáo điều hoà; xuất khẩu cách mạng bị tuyệt đối hóa; thúc đẩy cách mạng thế
giới bị đơn giản hóa; phủ nhận thế giới đã tồn tại các nước XHCN. Phái này tự
cho mình là cách mạng và hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại, phát triển của gần như
toàn bộ các đảng cộng sản, các Đảng XHCN dân chủ trên thế giới. Tuy nhiên, nếu
họ hội nhập với sự phát triển của thời đại, uốn nắn khuynh hướng cực tả của
mình, nhiệt tình phấn đấu cho sự đoàn kết của toàn bộ cánh tả, thì cũng không
loại trừ họ có thể có một số cống hiến cho sự nghiệp XHCN của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét