Có thể nói, nhân loại bước vào thập niên thứ hai của
thế kỷ XXI với môi trường an ninh, chính trị, kinh tế,... diễn biến phức tạp:
xâm phạm chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo. Cục diện
thế giới đang chuyển từ đơn cực sang đa cực, đa trung tâm. Vì lợi ích quốc gia
- dân tộc, các cường quốc chủ động điều chỉnh chiến lược, trong đó nổi lên là:
Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ; Sáng kiến
“Vành đai và Con đường” của Trung Quốc; Chiến lược “Hành động hướng Đông” của Ấn
Độ,… thu hút sự quan tâm của nhiều nước và cộng đồng quốc tế. Nhưng nhìn chung,
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo.
Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) là một trong các khu vực có nền kinh tế năng động,
phát triển, có tầm ảnh hưởng cao, là đối tác quan trọng của nhiều quốc gia trên
thế giới. Khối ASEAN ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc an
ninh châu Á - Thái Bình Dương, được thể hiện ở Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
(ADMM+). Đây là hai cơ chế hợp tác hiệu quả, ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng
không ở Biển Đông. Bên cạnh đó, khu vực Biển Đông còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức
tạp, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp
luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hóa của nước ngoài, xâm phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Trong nước, sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế,
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế - xã hội
đạt và vượt chỉ tiêu, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nền kinh tế
năng động, kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ngày càng rõ hơn, v.v. Nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân,
thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng
cố, tăng cường; khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững, v.v. Quân đội nhân
dân được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực
lượng tiến thẳng lên hiện đại. Việt Nam tích cực và chủ động hội nhập quốc tế
ngày càng sâu, rộng. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng, khu
vực, các nước lớn, bạn bè truyền thống tiếp tục được củng cố, phát triển và mở
rộng, v.v. Bên cạnh đó, nước ta cũng gặp không ít khó khăn: các thế lực thù địch
quyết liệt chống phá Đảng, Nhà nước; phát triển kinh tế chưa thực sự bền vững;
biến đổi khí hậu đã có những tác động không nhỏ đến quốc phòng, v.v.
Xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan, những
năm qua, Việt Nam đã có một số chủ trương, đường lối lớn về quốc phòng, như:
Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược
Quân sự Việt Nam,... đồng thời, phát triển một số lực lượng và mua sắm trang
thiết bị, kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Để các quốc gia,
cộng động quốc tế cũng như công dân Việt Nam hiểu đúng hơn về chính sách quốc
phòng Việt Nam, vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã công bố Sách trắng Quốc
phòng Việt Nam 2019.
Nội dung bài viết rất hấp dẫn bạn đọc, xin cảm ơn
Trả lờiXóaCần thường xuyên xây dựng Quân đội hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc
Trả lờiXóa