Thuyết "tam quyền phân lập" được hình thành
và phát triển trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ quân chủ
chuyên chế, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản, thành lập nhà nước tư sản.
Kế thừa tư tưởng của một số nhà triết học cổ đại, các nhà tư tưởng, chính trị,
triết học ở châu Âu, mà đại diện tiêu biểu là John Locke (1632-1704) người Anh,
Montesquieu (1689-1755) người Pháp, Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) người
Pháp là những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển thuyết "tam quyền
phân lập". Theo đó, để ngăn chặn tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, quyền
lực nhà nước cần được phân chia thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Các quyền này có tính độc lập, song có mối quan hệ kiềm chế, đối trọng, kiểm
soát lẫn nhau. Sự phân quyền này theo cả chiều dọc và chiều ngang trong hệ thống
quyền lực nhà nước tư bản.
Các quốc gia lựa chọn hình thức, thể chế nhà nước nào
là do sự quy định, chi phối của bản chất chế độ xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thể
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia đó. Ngay trong các quốc
gia tư bản hiện đại vẫn tồn tại các biến thể khác nhau như đã nói ở trên về thể
chế, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước. Song, dù thế chế, hình thức tổ chức
quyền lực nhà nước như thế nào thì quyền lực nhà nước đó thực chất vẫn là quyền
thống trị xã hội của giai cấp tư sản cầm quyền, mặc dù bao giờ nó cũng được
nhân danh xã hội là quyền lực của nhân dân. Do đó, bản chất quyền lực thống trị
của giai cấp tư sản là không chia sẻ, đó vẫn là ý chí, là sức mạnh, công cụ để
bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và duy trì trật tự xã hội trong khuôn khổ trật
tự tư bản.
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaThuyết "tam quyền phân lập" được hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ quân chủ chuyên chế, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản, thành lập nhà nước tư sản.
Trả lờiXóa