Xét trên cả hai phương diện hiện thực và tư tưởng, có
thể khái quát nội dung khái niệm CNXH trong lịch sử như sau: “Chủ nghĩa xã hội
là một khái niệm để chỉ một chế độ xã hội, phong trào thực tiễn, một trào lưu,
tư tưởng lý luận với những nội dung:
1/ Phê phán, phủ nhận, chống lại chế độ tư hữu: chống
lại chế độ người bóc lột người và những bất công do chế độ đó sinh ra và càng về
sau càng tập trung phê phán và phủ nhận chế độ tư bản chủ nghĩa;
2/ Mô tả một xã hội dựa trên cơ sở chế độ công hữu
(tài sản chung, tất cả đều là của chung); ở đó không còn phân hóa giàu nghèo,
không còn áp bức bóc lột bất công, mọi thành viên trong xã hội đều làm chủ, sống
trong quan hệ bình đẳng, giúp đỡ nhau trong các cộng đồng theo các hiệp hội,
các công xã;
3/ Nêu lên những hình thức, biện pháp và những lực lượng
xã hội để tạo ra xã hội tốt đẹp đó (chủ yếu là các biện pháp cải lương, có quan
điểm dùng bạo lực như Toomat Muynxe, Gracco Babop);
4/ Chủ nghĩa xã hội mang nội dung nhân văn, nhân đạo,
trong quan hệ con người với con người là quan hệ cộng đồng, yêu thương nhau;
5/ Chứa đựng những tư tưởng tiến bộ là cơ sở hình
thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
Bài viết rất hay, tôi rất thích
Trả lờiXóaBài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa