Lợi dụng cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng còn những hạn chế, nhất là tâm trạng bức xúc củа nhân dân trước nạn tham nhũng, một số người
đưa ra quan niệm cho rằng: chỉ có thể
chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập" để kiểm soát quyền lực
(!).
Phải chăng là "chỉ
có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế "tam
quyền phân lập"?". Chúng tôi không cho là
như vậy, vì đó là sự khẳng định có tính tuyệt đối hóa và cực đoan, thiếu
cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì: Thể chế "tam quyền phân lập" không ngăn ngừa được sự nảy sinh nạn tham
nhũng. Trên thế giới hiện nay, các nước tư bản hầu hết vận dụng thuyết
"tam quyền phân lập" trong xây dựng, tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước
với nhiều biến thể khác nhau như cộng hòa tổng thống, cộng hòa nghị viện, quân chủ lập hiến...
Thể chế "tam quyền
phân lập" không loại trừ được nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra tham nhũng, dù
nó có thể kiềm chế được phần nào.
Tham nhũng xảy ra ở nơi
những tổ chức, cá nhân có chức, có quyền khi hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế,
chế độ chưa đủ, chưa kín kẽ, chưa chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch; sự kiểm
tra, kiểm soát, giám sát, điều tra chưa duy trì thường xuyên và với các phương
pháp, phương tiện tiên tiến hiện đại; dư luận xã hội vả vai trò của quần chúng
nhân dân, của báo chí truyền thông chưa được phát huy đầy đủ; xử phạt chưa
nghiêm minh, tội phạm tham nhũng chưa bị trừng trị đích đáng tới mức "thân
bại, danh liệt"; tiêu cực, tệ nạn xã hội tràn lan, suy thoái về đạo đức,
văn hóa, lối sống; mỗi cá nhân có chức, có quyền không tu dưỡng, rèn luyện, còn
tổ chức xao nhãng, buông lỏng giáo dục, quản lý...
Vậy thì làm sao mà
"chỉ có thực hiện thể chế tam quyển phân lập" với sự phân quyền giữa
ba nhánh quyền lực có thể xóa bỏ được tham nhũng khi nó không xóa bỏ được nguồn
gốc, nguyên nhân nảy sinh tham nhũng?
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc
tế, tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra nghiêm trọng với 2/3 quốc gia trên thế giới, trong số đó,
đa số là các nước thực hiện thể chế "tam quyền phân lập". Điều đó đủ
thấy quan điểm "chỉ có thực hiện "tam quyền phân lập" mới chống
được tham nhũng" là thiếu cơ sở khoa học và phiến diện, cực đoan như thế
nào.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóaTrước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa