Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin
ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước, béo cò”, thông qua một số
trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông, tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính
trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là
những người có danh dự”…
Trước hết, cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân xin ra
khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Đảng Cộng
sản Việt Nam của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị.
Điểm qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng được những kẻ rắp tâm hại
Đảng, hại dân liệt kê trong các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở
nước ngoài, hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng của họ cũng không
khó hiểu. Không phải đến bây giờ, những người một thời mang danh đảng viên mới
bộc lộ tư tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ nói và viết trái
với quan điểm, đường lối của Đảng; trái với chủ trương, chính sách của Nhà
nước; trái với nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân. Sau khi
được một vài trang báo nước ngoài cổ súy, được một số kẻ lưu vong, nhất là tổ
chức khủng bố Việt Tân “hà hơi”, số
người này ảo tưởng cho rằng, tiếng nói của mình là quan trọng, là “khuôn vàng, thước ngọc” có thể từ đó
tạo dựng nên một xã hội tốt đẹp.
Việc những người từng mang danh đảng viên có quan điểm, tư tưởng trái với
quan điểm, đường lối của Đảng không phải mới diễn ra, mà đã kéo dài trong nhiều
năm. Nhưng với bản chất tốt đẹp, nhân nghĩa, trên tình đồng chí, đồng đội, các
tổ chức đảng và đảng viên đã có nhiều biện pháp giúp đỡ để họ nhận ra lỗi lầm,
mà sửa chữa, phấn đấu. Tuy nhiên, khi họ đã cố tình đi ngược lại lợi ích của
Đảng, của nhân dân, của dân tộc, thì sự giúp đỡ dù chân tình đến đâu cũng đều
không mang lại hiệu quả. Với bản chất và truyền thống cách mạng, một chính đảng
chỉ biết chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp công sức, trí
tuệ của từng cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dung
túng, mà luôn xử lý nghiêm minh với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có suy nghĩ,
hành động đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đó cũng là việc làm bình
thường không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những
đảng viên có quan điểm, tư tưởng trái ngược nhằm mục đích chống phá Đảng, chống
phá Nhà nước phải sớm loại ra khỏi hàng ngũ của Đảng.
Cần nói thêm rằng, mọi công dân Việt Nam, trước khi vào Đảng đều phải
trải qua những lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Thông qua những lớp học này
giúp những quần chúng ưu tú có động cơ phấn đấu vào Đảng nắm chắc và hiểu rõ
được bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng, mục tiêu của Đảng; đồng thời
thấy rõ trách nhiệm của mình khi trở thành đảng viên. Ngay ở Chương 1, Điều 1,
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, thể hiện
sự tự nguyện của đảng viên: (1). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ
cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân
tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích
của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá
nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết
của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục
tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. (2).
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động
trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân
dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Có thể thấy trách nhiệm, nghĩa vụ và sự tự nguyện
cống hiến, hy sinh của người đảng viên đối với Tổ quốc, với dân tộc và nhân dân
là rất rõ ràng. Bởi vậy, những ai tự nhận thấy mình không còn đủ tư cách, trí
tuệ và năng lực; cũng như không chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thì việc tự nguyện xin
ra khỏi Đảng là điều nên làm và đó là việc làm bình thường. Mặt khác, theo quy
luật chọn lọc tự nhiên thì mọi tổ chức, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động,
phát triển không ngừng. Theo đó, những nhân tố không còn phù hợp, hoặc không
đáp ứng được yêu cầu, sớm muộn cũng bị đào thải, loại bỏ. Sự phát triển của
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Vì vậy, những
đảng viên không còn thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ của những người
cộng sản tiên phong; không còn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, nhất là
những người “mang danh đảng viên”
nhưng có tư tưởng đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân tộc thì tốt hơn hết là
tự nguyện xin ra khỏi Đảng. Việc những người này sớm rút ra khỏi đội ngũ không
làm cho Đảng yếu đi, mà càng làm cho Đảng thêm trong sạch, vững mạnh.
Cần nói thêm rằng, không phải ai xin ra khỏi Đảng cũng là hết tình yêu
với Đảng, mà không ít đảng viên do điều kiện, hoàn cảnh gia đình hay cá nhân;
hoặc do tuổi cao, sức yếu; cũng có những người tự thấy mình không xứng đáng với
danh hiệu đảng viên, nên tự nguyện xin ra khỏi Đảng. Đó là những con người có
danh dự, thể hiện phẩm giá cá nhân và không thể "vơ đũa cả nắm" xếp họ cùng những người “mang danh đảng viên” nhưng đi ngược lại
lợi ích của quốc gia, dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong hàng chục vạn cán bộ và đảng viên
xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về tinh thần đạo đức cách mạng… Họ
sống và làm việc một cách riêng rẽ, không đoàn kết và hợp tác với người khác.
Hễ có đôi chút hiểu biết, đôi chút thành công thì tự cao tự đại, vênh vang kiêu
ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn người. Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình có
quyền hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi đó
như một giang sơn riêng, không biết đến lợi ích toàn cục… Số người đó coi Đảng
như cái cầu thang để thăng quan phát tài...”.
Thực tiễn xã hội Việt Nam có rất nhiều điều để dẫn chứng, để khẳng định
việc tuyệt đại đa số người dân, không chỉ riêng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn
tin tưởng vào Đảng, nguyện đi theo Đảng. Niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với
Đảng Cộng sản Việt Nam được xây đắp, thử thách thông qua thực tiễn cách mạng.
Kể từ khi được thành lập cho tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu
nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc, để
“ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành”. Vì vậy, bất kỳ đảng viên nào, dù ở cương vị nào, nếu thấy mình
không đủ dũng khí, phẩm chất để hy sinh, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc thì
việc xin ra khỏi Đảng là điều cần thiết. Bởi, “vào Đảng là để làm đầy tớ phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp…”. Đó
vừa là mục tiêu luôn hướng tới, vừa là bản chất, truyền thống của Đảng Cộng sản
Việt Nam, mà không một thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được.
Chính vì vậy, không thể xuyên tạc bản chất, truyền thống cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa