Xung quanh việc chỉ trích giải quyết khiếu kiện của
người dân không thỏa đáng, chính quyền không chọn giải pháp đối thoại, giải quyết
tâm tư, nguyện vọng của dân mà lại “đối đầu”, “trấn áp”. Gần đây, nhiều người
còn so sánh sự việc với cách hành xử mà họ cho rằng là “kiên nhẫn”, “an dân” mà
chúng ta đã từng giải quyết thành công ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), Quỳnh Phụ (Thái
Bình), Văn Giang (Hưng Yên)… để từ đó chỉ trích vụ việc ở xã Đồng Tâm là “sai lầm
về chủ trương giải quyết”, tiếp tục chỉ trích, phê phán chính quyền và Đảng,
Nhà nước ta.
Đây là sự suy diễn, so sánh không đúng thực tế. Như
chúng tôi từng phân tích trong các bài viết gần đây, chính quyền các cấp, các
cơ quan chức năng đã xử lý kiên trì, có lý, có tình nhằm tạo sự đồng thuận để
giải quyết sự việc tốt nhất. Ngay cả khi một số người coi thường kỷ cương phép
nước, bắt giữ 38 người bao gồm cả công an, cán bộ chính quyền, nhà báo; chính
quyền TP Hà Nội và các lực lượng chức năng đã thể hiện sự kiên nhẫn, mềm mỏng để
xử lý tình hình. Sự việc đã được giải quyết kiên trì, kéo dài suốt hơn hai năm
với tinh thần dân chủ, nhân văn.
Nhưng sự kiên trì không đồng nghĩa với việc nương nhẹ,
né tránh. Không thể vì các kiến nghị, đòi hỏi không hợp pháp, không hợp lý của
một số ít người mà du di, nương nhẹ, chà đạp lên lợi ích quốc gia, làm trái
pháp luật, biến đất quốc phòng, công thổ quốc gia thành tài sản cho một nhóm
người tự ý đòi hỏi, tư hữu.
Trung tướng Phạm Phú Thái, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng
Phòng không-Không quân, nguyên Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng đã có ý kiến khẳng
định rằng: “Nói là đất tranh chấp rồi quy trách nhiệm và bôi xấu chính quyền là
không được. Đây là lấn chiếm đất công. Ở Đồng Tâm, các thế lực chống đối lợi dụng
và kích động làm cho những kẻ tham lam nghĩ rằng mình có thể thắng, từ đó có thể
chiếm được đất và chuyển thành tiền. Chúng ta hãy tỉnh táo đừng để những kẻ mị
dân hay dân túy làm nhòa tầm nhìn của mình, còn những ai lợi dụng việc này để
kích động thêm sẽ là có tội với dân, với nước”.
Là chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, GS, TSKH Đặng
Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Vụ việc chống
đối lại chính quyền như tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là sai hoàn
toàn, không thể chấp nhận được! Phân tích thêm về những ý kiến hô hào "cần
phải tư hữu hóa đất đai", GS, TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, không có lý do
gì cần thiết phải tư hữu hóa đất đai. Có tư hữu hóa đất đai hay không thì cũng
không ảnh hưởng đến việc đưa đất đai vào thị trường. Trong khi đó, nếu thực hiện
tư hữu đất đai có thể trở thành vấn đề xã hội nhức nhối, dẫn đến những mâu thuẫn
khốc liệt khác. Tư hữu đất đai chỉ là khẩu hiệu gây nên bất đồng xã hội nặng nề
hơn. Đối với việc đưa chế độ công hữu đất đai vào thị trường, chúng ta đã thực
hiện đưa quyền sử dụng đất vào thị trường. Điều này cho đến nay không gặp vướng
mắc gì.
Còn nhớ, khi sự việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) xảy ra,
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên đại biểu Quốc
hội có chia sẻ vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài giữa hai xã thuộc huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An năm 1992. Trong vụ này, lãnh đạo địa phương không kiên quyết
giải quyết triệt để, dẫn đến tình trạng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND hai xã
huy động lực lượng dân quân vũ trang do hai xã đội trưởng chỉ huy, xây dựng
công sự, chướng ngại vật, hầm hào để bảo vệ vùng đất tranh chấp; thậm chí xảy
ra đấu súng giữa hai bên, chính quyền không thể vào tiếp cận được, cán bộ vào bị
bắt giữ, tắc nghẽn, tê liệt giao thông Quốc lộ 1. Khi đó, cán bộ quân đội được
giao nhiệm vụ đã vào đối thoại cùng người dân, sau đó các xã đội trưởng nguyên
là chiến sĩ đơn vị thuộc quân khu đã thu súng, lui quân, giải quyết được “ngòi
nổ”. Điểm nóng năm xưa nay là Khu công nghiệp Hoàng Mai đang phát triển mạnh mẽ,
trở thành một điểm sáng về chính trị và kinh tế của tỉnh Nghệ An.
Thật khó so sánh bởi ở huyện Quỳnh Lưu, việc chỉ kéo
dài trong thời gian tính bằng tháng, hai xã đội trưởng đã biết lắng nghe; song
như vụ việc ở Đồng Tâm, sự giải thích, đối thoại đã kéo dài tới hai năm mà vẫn
không hiệu quả.
Hay như vụ việc gây rối, phức tạp ở Thái Bình năm
1997, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị,
lúc đó là Trưởng ban Dân vận Trung ương được giao nhiệm vụ về tháo gỡ, sau này
đã kể lại việc tổ công tác gồm 11 người về tận nơi và trực tiếp nói chuyện với
người dân. Có xã 500-600 người kéo đến, tổ công tác yêu cầu bà con cử 10 người
đại diện vào nói chuyện. Khi được phân tích, làm rõ sự tình, bà con ra thông
tin lại thì người dân hoan nghênh, vỗ tay ầm ầm. Lúc đoàn công tác ra về, người
dân còn nói theo: “Chúng tôi đã hiểu, Trung ương đừng bảo chúng tôi cực đoan
nhé!”. Như vậy rõ ràng trong sự việc này, người dân dù có vướng mắc, thậm chí
mâu thuẫn nhưng không đến mức cực đoan, đối địch với chính quyền và không có những
hành vi hung hãn, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước đến mức
không thể vận động, thuyết phục.
Các cơ quan chức năng tại Đồng Tâm đã làm rất đúng các nguyên tắc, chỉ có những kẻ khủng bố trong Tổ Đồng thuận mới đáng chê trách
Trả lờiXóaViệt Nam xử lý tội phạm rất nhân văn đó; nếu ở Mỹ thì bị cảnh sát bắn ngay rồi
Trả lờiXóa