Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN LÝ LUẬN

CNXH khoa học ra đời là sự phát triển về chất trong dòng chảy liên tục của các tư tưởng XHCN của nhân loại. Sự khác về chất biểu hiện ở chỗ: 1/ Ra đời và phát triển trên cơ sở sự phát triển với tốc độ ngày càng tăng nhanh của nền sản xuất công nghiệp hiện đại xã hội hóa theo xu hướng quốc tế hóa (nền sản xuất có tính thế giới, sự trao đổi có tính thế giới, sự tiêu dùng có tính thế giới” (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - 1848); 2/ Sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân hiện đại cả về số lượng, trình độ và cơ cấu cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại về quy mô trình độ kỹ thuật sản xuất và cơ cấu sản xuất...; 3/ Mâu thuẫn, xung đột và việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa và quan hệ sản xuất TBCN biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn, xung đột giữa giai cấp công nhân (GCCN) hiện đại với giai cấp tư sản (GCTS) hiện đại.
CNXH khoa học là khoa học nghiên cứu bản chất và những điều kiện để giải phóng GCCN và nhân dân lao động trên phạm vi toàn thế giới khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công (Áp bức giai cấp và áp bức dân tộc), khỏi mọi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu; khỏi mọi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Nội dung CNXH khoa học được thể hiện trên các nguyên lý sau:
1/ Tính tất yếu của sự chuyển biến từ CNTB đến CNXH, CNCS và thời kỳ quá độ của quá trình chuyển biến ấy.
2/ Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
3/ Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN) và chuyên chính vô sản.
4/ Liên minh GCCN với quần chúng lao động chủ yếu là nông dân (Liên minh công nông).
5/ Cương lĩnh dân tộc và quan hệ giai cấp công nhân với dân tộc.
6/ CNXH và hòa bình (Hòa bình là thuộc tính bản chất của CNXH đối lập với chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh).
7/ Sự thống nhất biện chứng cái phổ biến và cái đặc thù của CNXH.
8/ Chủ nghĩa quốc tế vô sản.

2 nhận xét: