Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

“TAM QUYỀN PHÂN LẬP” KHÔNG THỂ LÀ CẨM NANG THẦN KỲ ĐỂ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Thể chế "tam quyền phân lập" không chỉ không có khả năng ngăn chặn tham nhũng xảy ra mà còn không thể là phương thức và giải pháp duy nhất để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
Sự phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp) và theo chiều dọc (giữa trung ương và địa phương) có giá trị và tính tích cực nhất định trong chống tham nhũng. Nó tạo ra cơ chế kiềm chế, giám sát, đối trọng giữa các nhánh quyền lực, các cấp quyền lực; hạn chế sự lấn quyền, lạm quyền, tập trung quyền lực vào một cá nhân, tổ chức - một trong những nguyên nhân nảy sinh tham nhũng.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt tiêu cực của nó. "Tam quyền phân lập" tự thân nó không xóa bỏ được cơ cấu quyền lực, không xóa bỏ được chức vị, quyền lực của tổ chức, cá nhân trong cơ cấu quyền lực nói chung và mỗi nhánh quyền lực nói riêng mà còn tăng thêm quyền lực cho tổ chức, cá nhân và mỗi nhánh quyền lực khi trao cho họ quyền độc lập cao hơn, quyền kiềm chế, giám sát, đối trọng với các nhánh quyền lực khác. Điều này có thể tác động tiêu cực đến đấu tranh chống tham nhũng như: trì hoãn, né tránh, phủ quyết các hoạt động đấu tranh chống tham nhũng khi các hoạt động đó không phù hợp với lợi ích của nhóm mình. Ở các nước tư bản hiện nay, thể chế "tam quyền phân lập" gắn liền với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Thông thường, đảng nào chiếm đa số trong quốc hội thì đảng đó cầm quyền, còn các đảng thiểu số trở thành các đảng đối lập. Như vậy, đảng chiếm đa số có quyền lập chính phủ (cơ quan hành pháp); cơ quan tư pháp cũng sẽ chịu sự chi phối về nhân sự và quan điểm của đảng cầm quyền (vừa nắm lập pháp, vừa nắm tư pháp). Giả sử đảng thiểu số đưa ra dự luật chống tham nhũng hoặc điều tra cá nhân của đảng cầm quyền, chắc rằng dự luật, kiến nghị đó sẽ bị phủ quyết để đảng cầm quyền bảo vệ cá nhân, tổ chức và uy tín của họ. Nếu được thông qua sẽ tiếp tục bị sự cản trở của bên hành pháp và tư pháp. Trường hợp tổng thống, thủ tướng (hành pháp) thuộc đảng chiếm thiểu số trong nghị viện, còn ở nghị viện, đảng chiếm đa số lại không nắm quyền hành pháp, thì việc thông qua các quyết định của các bên đối lập đưa ra sẽ rất khó khăn. Tinh trạng này xảy ra rất rõ ràng và thường xuyên ở nước Mỹ hiện nay.
Cho nên, thể chế "tam quyền phân lập" không thể là cẩm nang thần kỳ mà chỉ có thực hiện thể chế đó mới chống được tham nhũng như ai đó đã cổ súy, rêu rao.
Ngoài ra, sự phân chia quyền lực theo chiều dọc còn tạo nên sự không thống nhất, đồng thuận giữa trung ương và địa phương, dễ tạo nên sự chia cắt, cục bộ giữa các vùng, lãnh thổ, giữa các cấp quyền lực, hạn chế sức mạnh của các lực lượng trong phòng, chống tham nhũng.

2 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.

    Trả lờiXóa