Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

SỰ PHÂN QUYỀN TRONG THỂ CHẾ “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” CHỈ MANG TÍNH HÌNH THỨC

Trong nhà nước tư sản hiện đại, thể chế "tam quyền phân lập" đi liền với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nên tính hình thức của phân quyền này lại che đậy được phần nào, dễ gây nên những ảo tưởng rằng các nhánh quyền lực này đối trọng nhau. Chẳng qua, sự đối trọng đó chỉ là sự đối trọng của các nhóm lợi ích về thực thi quyền lực nhà nước tư bản mà đại diện là các đảng chính trị tư sản, chứ không phải là đối trọng về lợi ích và quyền lực thống trị của giai cấp tư sản.
Sự phân quyền theo quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thật ra chỉ là sự phân chia về mặt thực thi quyền lực thống trị tối cao của giai cấp tư sản theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận khác nhau về chuyên môn trong bộ máy nhà nước để tạo nên sự giới hạn và cân bằng của các nhánh quyền lực trong một chỉnh thể thống nhất. Điều này đã được Jean-Jacques Rousseau chỉ ra khi ông viết: Những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao và mỗi bộ phận chỉ thực hiện ý chí tốỉ cao đó. Vì vậy, sự phân quyền chỉ mang nặng tính hình thức. Thực tế lịch sử nhà nước tư bản cho thấy, "tam quyền phân lập" cũng không ngăn chặn được sự chuyên quyền, sự hình thành và tác oai, tác quái của chế độ độc tài phát xít. Ví dụ như chế độ phát xít Đức, Ý, Nhật, chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid (Nam Phi), chế độ độc tài Park Chung Hee (Hàn Quốc), F.Marcos (Philippin), Pinochet (Chile) và ở nhiều quốc gia khác dưới thể chế tam quyền phân lập.
Thực tế cho thấy, tham nhũng là vấn đề toàn cầu, là tệ nạn xảy ra với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, thể chế quyền lực, hình thức nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo bảng dữ liệu về tham nhũng năm 2016 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng nạn tham nhũng của 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có đại đa số các quốc gia theo thể chế "tam quyền phân lập" với các biến thể khác nhau. Đa số các nước Bắc Âu xếp vào tốp các nước tham nhũng ít. Các quốc gia khác, tiêu biểu về "tam quyền phân lập" vẫn có thứ hạng tham nhũng cao như Ôxtrâylia xếp thứ 13, Anh xếp thứ 10, Đức xếp thứ 10, Nhật Bản xếp thứ 20, Pháp xếp thứ 23, Mỹ xếp thứ 18.
Ở Đông Nam Á, trừ Xingapo thuộc tốp 10 nước ít tham nhũng, còn các nước khác như Malaixia xếp thứ 55, Thái Lan xếp thứ 101, Việt Nam xếp thứ 113, Philippin xếp thứ 101, Inđônêxia xếp thứ 90, Campuchia xếp thứ 156; Mianma xếp thứ 136.

2 nhận xét:

  1. Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.

    Trả lờiXóa