Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

NẮM VỮNG, SỬ DỤNG TỐT CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC TÔN GIÁO, ĐẶC THÙ CÔNG TÁC TÔN GIÁO

Các phương thức tiến hành CTTG rất đa dạng: lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động, trong đó chủ yếu là sử dụng phương thức vận động quần chúng chứ không phải là hành chính, mệnh lệnh. Cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương lãnh đạo CTTG. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về CTTG; Ban Tôn giáo của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CTTG trong phạm vi cả nước; chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động thực hiện CTTG. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về CTTG và tham mưu cho Chính phủ về CTTG theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về CTTG theo quy định của pháp luật; đồng thời, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chính sách tôn giáo, CTTG ở địa phương. Các chủ thể khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Măt trận, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước tham gia thực hiện CTTG theo chức năng, nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với nguyên tắc tiến hành và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cơ quan, đơn vị và tình hình thực tiễn ở địa phương.
Công tác tôn giáo có tính đặc thù cao. Đối tượng của CTTG là con người vừa với tư cách là con người công dân và vừa còn là con người có tôn giáo. Cho nên, đồng bào tôn giáo có quyền lợi, nghĩa vụ đối với Nhà nước và đồng thời cũng có quyền lợi, nghĩa vụ đối với giáo hội tôn giáo. Bởi thế, CTTG liên quan đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mọi lực lượng xã hội, nên đây là công tác liên ngành. Phương thức tiến hành CTTG rất đa dạng: lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động, trong đó chủ yếu là sử dụng phương thức vận động quần chúng chứ không phải là hành chính, mệnh lệnh. Với các đặc thù đó, đòi hỏi những người làm CTTG phải có phẩm chất, năng lực cao, toàn diện...
Hiện nay, tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt CTTG có vai trò quan trọng: Tiếp tục khẳng định, hiện thực hóa quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; phát triển và nâng cao đời sống của đồng bào các tôn giáo, vùng đông đồng bào tôn giáo, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”; góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng vùng tôn giáo. góp phần giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa tôn giáo; từng bước loại bỏ các hoạt động mê tín, hủ tục trong cộng đồng tôn giáo; góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại đoàn kết lương – giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng đất nước./.

1 nhận xét: