Để hạn chế tác động tiêu cực của di dân lao động từ nông
thôn đến bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở Hà Nội, nội dung hay hoạt động mấu chốt nhất
là nâng cao nhận thức, định hướng thái độ và hành vi cho họ. Bởi vì, chính người
lao động di cư tự do ra Hà Nội là chủ nhân của những hành động liên quan đến an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở Hà Nội.
Việc tuyên truyền đối với người lao động nông thôn di cư
ra Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Khó khăn trước hết là việc không nắm
bắt được số lượng, quy mô và phạm vi lao động của người lao động tự do, nên rất
khó tổ chức tuyên truyền. Khó khăn thứ hai là bởi người lao động nông thôn di
cư ra Hà Nội để kiếm sống, nên việc làm và thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của
họ, thu hút tất cả sức, trí, lực của họ, nên họ sẽ thờ ơ với các hoạt động
tuyên truyền, có thể có người phản đối. Tuy vậy, những người lao động nông thôn
lại luôn mong muốn có thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến lao động,
đến độ an toàn cá nhân, nên họ cũng luôn có nhu cầu được thông tin, tuyên truyền.
Đây là một thuận lợi. Song dù gì thì cũng phải chú trọng tuyên truyền về mọi
phương diện đối với lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội. Để thực hiện giải
pháp này cần tiến hành một số biện pháp sau:
- Tập trung biên soạn nội dung tuyên truyền chủ trương,
chính sách, quy định về việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
nói chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Nội dung biên soạn ngắn gọn, rõ ràng,
dễ hiểu, có thể phát tán nhanh, nhiều, đến được mọi người lao động tự do. Ví
như, quy định ứng xử nơi công cộng mà Hà Nội mới ban hành gần đây.
- Sử dụng đa dạng các hình thức, biện pháp để nội dung
tuyên truyền đến với người lao động. Chú trọng sử dụng các phương thức như:
phát hành tờ rơi, vẽ viết nơi công cộng, chú trọng tuyên truyền ở các địa điểm
tập trung nhiều lao động tự do ở nông thôn ra đô thị.
- Sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền tại các chợ
đầu mối, các công trường xây lắp, bến tầu, bến xe, khu tập trung nơi nghỉ trọ của
người lao động để phổ biến những quy định về an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Trong dó, chú trọng tuyên truyền ở các khu nhà có nhiều người lao động
nghỉ trọ. Đây là địa điểm tốt nhất cả về không gian, thời gian và sự chú ý của
người lao động cho hoạt động tuyên truyền.
- Tập hợp người lao động nông thôn di cư tự do theo khu vực
ngủ nghỉ, làm việc, theo nhóm nghề để tuyên truyền. Trên thực tế, những người
lao động tự do sau khi rời khu nghỉ trọ họ phân tán đi khắp nơi trong nội thành
để làm việc và làm việc không tuân theo quy luật thời gian. Tính chất phân tán,
tính “cơ động” về lao động tạo ra khó khăn cho việc tập hợp họ để tuyên truyền.
Song cũng có thể “tập hợp” họ theo khu vực ngủ, nghỉ, theo nhóm ngành nghề: xe
ôm, bốc vác, thợ xây dựng, người giúp việc,… kết hợp với khu vực hành nghề, làm
việc. Ví như: tập hợp những người làm nghề xe ôm ở các bến xe; tập hợp những
người bốc vác ở khu vực bến xe, chợ đầu mối; tập hợp những người giúp việc gia
đình trong một tổ dân phố; tập hợp nhóm thợ xây dựng trong các công trình,
v.v... để tuyên truyền.
Việc tập hợp những người lao động tự do từ nông thôn ra
Hà Nội phải thực sự linh hoạt về quy mô, hình thức, thời gian, không gian. Vấn
đề cốt yếu nhất là nhóm họp họ lại để phổ biến, tuyên truyền về an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội đô thị, cần tránh sự cầu toàn, cứng nhắc về hình
thức, để thông qua đó mà nâng cao nhận thức, định hướng thái độ, hành vi đúng
trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở Hà Nội.
Nội dung bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Trả lờiXóaSử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền tại các chợ đầu mối, các công trường xây lắp, bến tầu, bến xe, khu tập trung nơi nghỉ trọ của người lao động để phổ biến những quy định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là việc làm rất cần thiết
Trả lờiXóa