Tổ chức HRW được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp nhất tổ chức
Helsinki Watch (do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích
"giám sát" Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên
Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các
nhóm "bảo vệ" nhân quyền tại nước này) với một số tổ chức quốc tế
khác có cùng tôn chỉ, mục đích nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân quyền.
Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, nhưng nhìn vào những hoạt động
của HRW người ta không khó để nhận ra tổ chức này đã và đang “lời nói
không đi đôi với việc làm”, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục
đích.
Tổ chức này thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cáo buộc HRW chịu
quá nhiều chi phối từ chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục
đích. Chẳng hạn Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích HRW về những động thái
tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ của
nước này. Tương tự, do có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế
và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, cũng như can thiệp vào các vấn đề nội
bộ của Trung Quốc nên chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối
với HRW. Không phải ngẫu nhiên mà trang web của HRW lại bị cấm hoạt động tại
Thái Lan. Chính phủ nước này buộc phải làm điều ấy là vì thông qua trang web
này tổ chức HRW thường xuyên đội lốt "theo dõi nhân quyền" để tuyên
truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động,
vi phạm các quy định về an ninh quốc gia của họ. Ngoài ra HRW còn bị nhiều quốc
gia, như: Đức, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria... chỉ trích, phản
đối với những nội dung và mức độ khác nhau vì đã can thiệp làm phức tạp
tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các nước này.
Không là ngoại lệ, HRW đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu
khách quan, không chính xác, mang tính xuyên tạc, phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức
tranh nhân quyền Việt Nam. Những việc làm mang dụng ý xấu của HRW ít nhiều khiến
cộng đồng quốc tế hiểu chưa đúng về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Có thể thấy
HRW đã lộ nguyên hình là "con rối" đội lốt "thúc đẩy nhân quyền"
phục vụ cho mục tiêu chính trị của một thế lực đen tối.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaNgười dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa