Một là, tiếp tục
phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng.
Để phát huy dân chủ trong Đảng đòi hỏi
các cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải quán triệt sâu sắc,
nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn nữa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát
huy dân chủ; đồng thời, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý
luận về phát huy quyền làm chủ; giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; tạo điều kiện cần và đủ để nhân
dân làm chủ thực chất, hiệu quả. Tiếp tục bổ sung các quy chế, quy định về dân
chủ để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng…
Hai là, Đảng
lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát huy dân
chủ thành chính sách, pháp luật và tăng cường xây dựng, củng cố, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ba là, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò, vị trí của
mình theo quy định của Đảng và các văn bản pháp luật để thực hiện tốt chức năng
giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề liên quan đến phát huy dân chủ,
đến quyền và lợi ích của các thành viên, đoàn viên, hội viên.
Bốn là, phát
huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy; chính quyền các cấp và
các cơ quan, đơn vị của cả hệ thống chính trị về phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa.
Năm là, lãnh đạo,
chỉ đạo các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy dân
chủ, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các tầng lớp nhân dân.
Nội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Trả lờiXóaNhững giải pháp này rất hay
Trả lờiXóa