Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

NẮM VỮNG, THỰC HIỆN TỐT CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC TÔN GIÁO

Một là, tuyên truyền, vận động làm cho toàn Đảng, toàn dân nói chung và tín đồ, chức sắc tôn giáo nói riêng hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, bảo đảm cho cho tôn giáo đồng hành gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập tôn giáo và chủ quyền quốc gia. Trong Chỉ thị 18, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: “Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và CTTG trong hệ thống chính trị và toàn xã hội”.
Hai là, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt tín đồ các tôn giáo. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tích cực vận động đồng bào có đạo tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Trong Chỉ thị 18, Đảng ta chỉ rõ toàn bộ hệ thống chính trị cần: “Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, chú trọng tới các vùng có đông đồng bào tôn giáo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật, mọi tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng cuộc sống mới. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo gồm: Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Trong Chỉ thị 18, Đảng ta chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Sứa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tôn giáo như: Đất đai, văn hoá, gỉáo dục, y tế... bảo đảm đồng bộ với pháp luật về tôn giáo và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia”. “Sắp xếp hợp lý, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo; tăng cường cán bộ làm CTTG, quan tâm bố trí cán bộ làm CTTG ở vùng có đông tín đồ tôn giáo, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ CTTG đê đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật; bảo đảm kinh phí hoạt động và có chế độ, chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ làm CTTG. Tăng cường công tác đổi ngoại tôn giáo, chủ động tham gia các diễn đàn quốc tế nhằm giúp cộng động quốc tế hiểu rõ tình hình, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Bốn là, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ các tín đồ và chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của tôn giáo ta. Trong Chỉ thị 18, Đảng ta chỉ rõ toàn bộ hệ thống chính trị cần lãnh đạo chỉ đạo việc “Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động tôn giáo; chủ động, kịp thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ”
Năm là, xây dựng và củng cố tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở địa bàn có các tín đồ tôn giáo thật vững mạnh. Đảng viên nói chung và đảng viên theo tôn giáo nói riêng phải gương mẫu thực hiện và vận động các tín đồ tôn giáo thực hiện tốt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Kiện toàn bộ máy và có kế hoạch đào tạo cán bộ làm CTTG ở các cấp, ngành. Mặt trận và các đoàn thể tăng cường công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước ở từng cơ sở, ở từng địa phương. Trong Chỉ thị 18, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tồ chức đảng ở vùng có đông đồng bào theo tôn giáo. Chú trọng công tác phát triển đảng viên là người có đạo, gắn với công tác xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng cốt cán trong tôn giáo làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tồ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Chủ động nắm chắc tình hình tôn giáo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề liên quan đến tôn giáo, không để phát sinh điểm nóng phức tạp”…
Sáu là, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về CTTG. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo.
Tình hình tôn giáo và thực tiễn CTTG luôn biến đổi nên việc tổng kết CTTG rút ra các bài học, kinh nghiệm là có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện đường lối, quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Mặt khác, trong thời kỳ mới, trước sự bùng nổ của những vấn đề toàn cầu, sự biến đổi của đời sống do quá trình đổi mới mang lại, nên phải thường xuyên đẩy mạnh tổng kết, chỉ ra xu hướng biến động của tình hình tôn giáo ở trong nước và trên thế giới để góp phần bổ sung, hoàn thiện chính sách tôn giáo trước mắt và cơ bản lâu dài của Đảng.

2 nhận xét:

  1. Công tác tôn giáo rất quan trọng; do đó phải được quan tâm đúng mức để các giáo dân đều chung tay xây dựng và phát triển đất nước

    Trả lờiXóa