Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

KHÔNG PHẢI CỨ THAM GIA LIÊN MINH QUÂN SỰ, HOẶC LÀ ĐỒNG MINH QUÂN SỰ VỚI MỘT QUỐC GIA, MỘT TỔ CHỨC QUÂN SỰ NÀO ĐÓ MỚI TRANH THỦ VÀ TẬN DỤNG ĐƯỢC SỨC MẠNH TỪ BÊN NGOÀI

Xét ở một khía cạnh nào đó thì có thể thấy rằng nếu chúng ta tham gia liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự với một quốc gia, một tổ chức quân sự nào đó thì vẫn có thể tranh thủ và tận dụng được sức mạnh từ bên ngoài để tăng cường sức mạnh cho đất nước. Việt Nam không tham gia liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia, hoặc tổ chức quân sự nào, không có nghĩa là chúng ta đóng cửa, khép kín không quan hệ, liên kết, hợp tác với ai trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự, an ninh. Đảng ta đã có chủ trương về hội nhập quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng; đối ngoại quốc phòng, đối ngoại quân sự, hợp tác quân sự. Thông qua đó, chúng ta vẫn có thể tranh thủ và tận dụng được sức mạnh từ bên ngoài để tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định: “Tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung. Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”. Mặt khác, “Việt Nam không chấp nhận hợp tác quốc phòng dưới áp lực hoặc bất kỳ điều kiện cưỡng chế nào”.
“Việt Nam chào đón các tàu hải quân, tuần duyên, biên phòng và các tổ chức quốc tế đến cập cảng thăm hoặc dừng chân để sửa chữa, bổ sung hậu cần và tiếp liệu kỹ thuật”. Điều này góp phần bác bỏ một trong những luận điệu sai trái liên quan đến việc hạn chế các hoạt động chung của Việt Nam các quốc gia trong khu vực hay với các cường quốc bên ngoài. Điều mà Trung Quốc đề nghị được đưa vào cơ chế quản lý tranh chấp giữa Bắc Kinh và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN-Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông hiện đang được đàm phán. Yêu sách mà Trung Quốc đưa ra là hạn chế tối đa sự tác động của bên thứ ba (các nước bên ngoài) vào vấn đề riêng quan hệ Việt-Trung hay Trung Quốc- ASEAN.

2 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam không chấp nhận hợp tác quốc phòng dưới áp lực hoặc bất kỳ điều kiện cưỡng chế nào

    Trả lờiXóa