Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

PHẢI CHĂNG VIỆT NAM THAM GIA LIÊN MINH QUÂN SỰ, LÀ ĐỒNG MINH QUÂN SỰ VỚI CÁC NƯỚC KHÁC LÀ CHÚNG TA “THÊM BẠN, BỚT THÙ”?

Quan điểm và chủ trương nhất quán của Việt Nam chúng ta trong đường lối đối ngoại đó là: “Việt Nam không tham gia liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Thế nhưng trước những diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng: Để bảo vệ độc lập chủ quyền, để bảo vệ được hòa bình thì Việt Nam cần phải tham gia liên minh quân sự, dựa vào nước ngoài thì mới đảm bảo được vững chắc.
Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái của các thế lực thù địch, của một số phần tử cơ hội, xét lại chính trị. Thực chất quan điểm này là nhằm xuyên tạc, bóc méo, phủ nhận chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, hòng chia rẽ quan hệ nước ta với các đối tác về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, mà chủ yếu nhằm vào chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung quốc.
Chủ trương nhất quán về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, nhất là Văn kiện Đại hội XII, và gần đây, trong Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Như vậy, Việt Nam từ chối một cách rõ ràng bất kỳ mối quan hệ đối tác bất lợi nào, cũng như khẳng định quyền tự chủ quốc gia trong việc quyết định các mối quan hệ quốc phòng và lợi ích an ninh của mình, trong khi vẫn mở cửa chào đón việc hợp tác thân thiện. Chúng ta sẵn sàng bảo vệ biên giới của Việt Nam, cả trên bộ và trên biển, bao gồm các cuộc tuần tra và trao đổi chung.
“Lập trường này cũng là một sự phản đối ngầm đối với quan điểm của Trung Quốc tại Biển Đông, nước luôn tìm cách “đóng khung” các tranh chấp trong quan hệ song phương, bác bỏ những thỏa thuận đa phương và sự tham gia của các bên thứ ba, như Hoa Kỳ”.
Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách “ba không”, đặc biệt là chủ trương “không tham gia liên minh quân sự”, so với 10 năm trước, Sách Trắng Quốc phòng 2019 có nêu thêm nội dung “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Chủ trương này thể hiện không chỉ riêng của Việt Nam mà là xu thế chung của thế giới và là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà Việt Nam luôn đề cao trong giải quyết các tranh chấp, khác biệt.
Trả lời cho câu hỏi, vì sao chúng ta không tham gia liên minh quân sự? Bởi vì: Chủ trương nhất quán của Việt Nam là thêm bạn, bớt thù. Liên minh quân sự nghĩa là chúng ta phải gắn hẳn với một bên, có thể đối đầu với bên khác, tức là chuốc thêm kẻ thù. Việt Nam không đứng về bên nào, chỉ đứng về hòa bình, lẽ phải, công lý, pháp lý quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, các nước luôn đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc, không ai đi bảo vệ thay cho nước khác”.
Mặt khác, một khi đã tham gia liên minh quân sự, các nước trong khối sẽ phải nằm dưới sự chỉ huy, lãnh đạo của một quốc gia - đó thường là một cường quốc lớn; đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc của liên minh cho dù không hoàn toàn phù hợp với mình. Theo đó, các thành viên không còn độc lập, tự chủ về những vấn đề của riêng đất nước mình.

2 nhận xét:

  1. Nội dung bài viết rất hay, xin cảm ơn

    Trả lờiXóa
  2. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa