Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

NHẬN DIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN ẤN PHẨM, TÀI LIỆU CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC TA

Nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng xuất bản, tán phát các ấn phẩm, tài liệu có nội dung xuyên tạc tình hình trong nước, bóp méo sự thật về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì thế, nhận thức rõ để có cách thức phòng, chống hoạt động này là vấn đề rất quan trọng.
Để chống phá Đảng và cách mạng nước ta, những năm qua, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau để xuất bản, tán phát các ấn phẩm, tài liệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo… Chúng coi đó là một mũi tấn công quan trọng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội ở nước ta, đưa Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Qua nghiên cứu, có thể phân ra thành các loại ấn phẩm, tài liệu cơ bản như sau:
1. Các báo cáo, nghị quyết, dự luật... của Nghị viện, Quốc hội Mỹ, Úc và các nước phương Tây, như: Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Báo cáo, nghị quyết thường niên của Quốc hội châu Âu về tình hình nhân quyền thế giới, v.v. Các văn bản này thường đưa ra nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình dân chủ, nhân quyền ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm gây sức ép, đưa ra yêu sách trong quan hệ ngoại giao song phương với Việt Nam.
2. Các văn bản pháp lý của một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, như: Báo cáo thường niên, nghị quyết, thông cáo báo chí, kháng thư của tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW)... gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam có nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, bóp méo thực tế các vụ việc xảy ra trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền; qua đó, đưa ra yêu sách đòi thả các đối tượng vi phạm pháp luật bị ta bắt giữ, xử lý.
3. Các ấn phẩm xuất bản, như: sách báo, tạp chí, tờ rơi, truyền đơn... của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có nội dung bôi nhọ đời tư lãnh đạo, xuyên tạc lịch sử dân tộc, bóp méo, xuyên tạc tình hình, vụ việc trong nước hòng hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
4. Các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng Việt của các hãng VOA, RFA, RFI... có nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tô đậm hoặc bóp méo những yếu kém, vi phạm của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách, pháp luật, giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, dân tộc hoặc xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật trong nước...

2 nhận xét:

  1. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa