Để chuyển tải các ấn phẩm, tài liệu
xuyên tạc, phản động vào trong nước, các thế lực thù địch đã lập ra hàng nghìn
trang web, blog, hàng trăm cơ quan báo, tạp chí, đài phát thanh, phát hình ở
các quốc gia: Mỹ, Úc, Philippines... có chương trình tiếng Việt; thông qua hợp
tác trên các lĩnh vực bưu chính viễn thông, báo chí, xuất bản trong nước; qua
các chương trình hợp tác quốc tế, dự án đào tạo báo chí, các hội thảo; qua nhân
viên ngoại giao, đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam để chuyển tải
ấn phẩm, báo cáo, tài liệu vào nước ta. Họ triệt để lợi dụng thời điểm trong nước
diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng, như: Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; hoặc khi có các vụ việc phức tạp xảy ra,
như: vụ biểu tình phản đối Công ty Formosa tại miền Trung, giải tỏa chùa Liên
Trì tại thành phố Hồ Chí Minh hay mới đây là vụ việc ở Đồng Tâm, v.v. Hoặc thời
điểm đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc để đẩy mạnh tán
phát các ấn phẩm, tài liệu phản động vào trong nước nhằm hạ thấp uy tín Việt
Nam trên các diễn đàn quốc tế, làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ
xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất lòng tin vào Đảng, từng bước hình thành xu hướng
ly khai, dựng lên “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng phản động, hình thành đảng đối lập
ở Việt Nam; thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta; cổ
súy cho số đối tượng chống đối hoạt động tích cực, quyết liệt hơn.
Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn,
phòng ngừa hoạt động này, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, như: Nghị quyết 16/NQ-TW, ngày 18-3-2007 của Trung ương Đảng
(khóa X) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước tình
hình mới; Chỉ thị 34-CT/TW, ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư (khóa X) về tăng cường
công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
tư tưởng, văn hóa; Luật Xuất bản năm 2012, Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh
mạng năm 2018, v.v. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng đã chủ động triển khai
các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xuất bản, tán phát các ấn phẩm,
tài liệu phản động. Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo tăng cường quản lý báo
chí, internet, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong đấu tranh phản
bác các thông tin và luận điệu sai trái; các hoạt động lợi dụng internet, mạng
xã hội để tán phát tài liệu, ấn phẩm phản động. Bộ Công an đã cung cấp cho người
dân thông tin về âm mưu, thủ đoạn tán phát ấn phẩm, tài liệu phản động, tăng cường
công tác quản lý an ninh thông tin mạng; yêu cầu các tập đoàn truyền thông như:
Google, Youtube... bóc gỡ các clip, tài khoản có nội dung xấu, độc hại, triển
khai biện pháp phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa nhiều blog, website và xử lý
nghiêm minh nhiều đối tượng vi phạm trước pháp luật. Thông qua các kênh hợp tác
song phương, đa phương, các cơ quan chức năng đã chuyển tải chính sách, thành tựu
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quyền của người dân tới cộng đồng
quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài, góp phần đấu tranh phản bác luận điệu xuyên
tạc tình hình thực tế trong nước. Đặc biệt, việc Việt Nam bảo vệ thành công Báo
cáo quốc gia định kỳ của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (chu kỳ
III) về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
ngày 04-7-2019 đã thể hiện vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của
Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóaChúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa