C.
Mác và Ph. Ăngghen là những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, đặt nền
móng lý luận cho phong trào công nhân và phong trào cộng sản trên toàn thế
giới. Thời đại của các ông đã chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
cùng với sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân và phong trào cộng
sản trong điều kiện giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền. Tuy nhiên, các
ông đã phác thảo ra những nét cơ bản trở thành chỉ dẫn quan trọng cho việc thực
hiện nhiệm vụ của các đảng cộng sản và nhà nước vô sản sau này.
Năm
1848, trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, sứ mệnh của Đảng Cộng sản đã được
các ông đề cập đến là giai cấp vô sản dựng lên quyền thống trị của mình bằng
cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản và đặt ra vấn đề nhà nước, tức là giai
cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị bởi lợi ích của giai cấp vô
sản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động: “Những người cộng sản không
phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt
nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản”.
“Tuyên
ngôn” đã khẳng định mục đích trực tiếp của các đảng cộng sản là phải giành lấy
chính quyền: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích
trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành
giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính
quyền”.
Các
ông cũng chỉ ra nhiệm vụ của đảng cộng sản không chỉ là đảng của giai cấp công
nhân mà đảng còn có tính dân tộc và tính quốc tế. Giai cấp vô sản ở mỗi nước
khi tiến hành cuộc đấu tranh để “tự giải phóng” giai cấp mình khỏi sự áp bức,
nô dịch của chủ nghĩa tư bản, trước hết phải giành lấy chính quyền, tự vươn lên
thành giai cấp dân tộc, tự mình trở thành dân tộc, nghĩa là phải lãnh đạo, trở
thành lực lượng lãnh đạo của cả phong trào cách mạng của nhân dân lao động và
của cả dân tộc.
Trong
tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, hai ông đã đề cập đến “hình thức tổ chức” mà nhờ đó
các cá nhân thống trị về mặt kinh tế được tổ chức thành giai cấp và bảo đảm cho
giai cấp này trở thành giai cấp thống trị xã hội. Đó chính là nhà nước. Song
tại thời điểm đó, nhà nước vô sản chưa trở thành hiện thực xã hội. Và chỉ đến
khi Công xã Pari ra đời và kết thúc trong 72 ngày nhưng đã thôi thúc C.Mác viết
tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”.Qua nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công xã Pari
được thành lập sau cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Thủ đô Pari (Pháp) vào ngày
18-3-1871, C. Mác đã khẳng định: Đây là hình thức nhà nước vô sản đầu tiên trên
thế giới với những đặc trưng mới mà bất kỳ nhà nước nào từng tồn tại trong lịch
sử đều không thể có được: “Công xã đã thực hiện được khẩu hiệu của tất cả các
cuộc cách mạng tư sản là thiết lập một chính phủ ít tốn kém, bằng cách hủy bỏ
hai món chi tiêu lớn nhất: quân đội thường trực và hệ thống quan lại”.
Ngay sau khi ra đời, Công xã Pari đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như: bãi
bỏ chế độ quân thường trực, thành lập Đội Vệ binh quốc dân để bảo vệ thành phố
và chống lại quân đội Phổ; giải tán cảnh sát và hiến binh; tách hoạt động của
nhà thờ ra khỏi các công việc của trường học và nhà nước. Nhiều chính sách vì
lợi ích của nhân dân được Công xã thi hành như: thực hiện quyền làm chủ xí
nghiệp cho công nhân, thành lập các hợp tác xã sản xuất, giải quyết nạn thất
nghiệp, quy định mức lương tối thiểu bắt buộc, thi hành những biện pháp bảo hộ
lao động; cải thiện điều kiện nhà ở và cung cấp lương thực cho dân cư; thực
hiện cải cách trường học mà cơ sở của nó là nguyên tắc giáo dục phổ cập, không
mất tiền, có tính chất bắt buộc... Về nguyên tắc tổ chức, Bộ máy chính quyền
Công xã được xây dựng theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và tập trung dân chủ:
“Công xã gồm những đại biểu thành phố do đầu phiếu phổ thông ở các khu của Pari
bầu lên. Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc
nào…Những đặc quyền đậc lợi và những phụ cấp chức vụ của những kẻ quyền cao
chức trọng của nhà nước cũng biến đi cùng với chính ngay những kẻ quyền cao
chức trọng đó”.Công
xã chính là hình thức chính trị của sự giải phóng xã hội mà giai cấp công nhân
và nhân dân lao động đã tạo ra. C. Mác cũng chỉ ra những nhược điểm, sai lầm và
nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thất bại của Công xã Pari, trong đó,
để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc, đó là: Sự tất yếu phải có sự lãnh
đạo của đảng của giai cấp công nhân với một cương lĩnh chính trị để thực hiện
những cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa; về tăng cường sự liên minh giai cấp
công nhân, nông dân. Giai cấp công nhân không chỉ giành lấy bộ máy nhà nước sẵn
có để phục vụ cho lợi ích của mình, mà phải “đập tan bộ máy quan liêu - quân
sự”, coi đó là “điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc cách mạng nhân dân thực sự”.
Nhưng thay cho bộ máy nhà nước cũ đã bị đập tan, thì phải tổ chức, xây dựng bộ
máy nhà nước kiểu mới như thế nào để trong nhà nước đó, bản thân quần chúng
nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực.
Nội dung này rất hấp dẫn bạn đọc, xin cảm ơn
Trả lờiXóaPhải tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới như thế nào để trong nhà nước đó, bản thân quần chúng nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực
Trả lờiXóa