Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN TRƯỚC XU THẾ DI CƯ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Để tăng cường quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Tây Nguyên trước xu thế di cư tự do của các dân tộc thiểu số đòi hỏi phải kiểm soát, quản lý dân cư, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số di cư tự do. Đây là “cái gốc”, vấn đề “cốt lõi” trước xu hướng di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số.
* Quản lý dân nhập cư, ổn định địa bàn
Việc quản lý dân cư đối với người dân tộc thiểu số di cư tự do đến Tây Nguyên đã, đang và sẽ còn gặp nhiều trắc trở. Sự trắc trở đó bắt nguồn trước hết từ ý thức công dân của người di cư tự do. Song hành với trình độ dân trí thấp, điều kiện sống còn nhiều khó khăn là ý thức công dân của người dân tộc thiểu số di cư tự do chưa cao. Hộ không có thói quen “đi báo, đến trình” và còn có những hành vi không thân thiện, lảng tránh cán bộ cơ sở đến vận động vào khu định cư.
Tiếp theo là những trắc trở trong việc thực hiện chương trình, đề án xây dựng các khu định cư cho đồng bào di cư tự do. Khi mà cơ sở hạ tầng chưa có thì khó có thể huy động người di cư tự do định cư và theo đó, khó có thể quản lý được dân cư.
Một trắc trở cũng cần tính đến đó là, người dân di cư tự do thường sống rải rác, cách xa các khu trung tâm, nơi thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu. Do sống phân tán, ở vùng sâu vùng xa nên họ thường bị kẻ xấu xúi dục, lôi kéo không hợp tác với chính quyền cơ sở trong việc quản lý dân cư.
Một vấn đề cần thiết phải tháo gỡ, đó là vấn đề hộ tịch, hộ khẩu cho người dân di cư tự do. Nghĩa là phải tiến hành nhanh việc “hợp thức hóa” người dân di cư tự do. Việc làm đó theo tinh thần, không để người dân nào “sống ngoài vòng pháp luật” cho dù họ là người tự do dịch chuyển đến vùng đất mới.
* Bảo đảm đất ở, đất canh tác, việc làm
Bảo đảm đất ở, đất canh tác cho đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do đến Tây Nguyên là vấn đề quan trọng, cấp thiết nhất hiện nay. Bởi lẽ, có an cư, lạc nghiệp thì người dân mới không tiếp tục di cư tự do nội vùng.
Những năm vừa qua, chúng ta đã có các chương trình, đề án xây dựng các tiểu khu, các điểm tụ cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình, đề án đó đã thu được kết quả tích cực, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp không ít tắc trở. Đó là những trắc trở về nguồn vốn, về đất đai tái định cư, về tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu các dự án quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư đã được phê duyệt, các địa phương cần ưu tiên bố trí vốn ổn định dân cư theo hình thức xen ghép, nhằm giảm chi phí và khó khăn về quỹ đất. Trong điều kiện có thể, khơi dựng tinh thần cộng đồng, động viên người dân bản địa “cưu mang” người dân di cư tự do bằng cách thức nhường lại một phần đất ở, đất rừng, đất canh tác theo các phương thức phù hợp.
* Khơi dựng thiết chế xã hội ở cơ sở và trong cộng đồng các dân tộc thiểu số di cư tự do
Cùng với quản lý dân cư, bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho người dân di cư tự do là việc từng bước khơi dựng, duy trì, phát huy các thiết chế xã hội ở cơ sở, tập trung vào việc gây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ cốt cán, người uy tín trong các cộng đồng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Hoạt động này theo tinh thần không có địa bàn tụ cư nào của đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do trắng đảng viên, cán bộ cốt cán, người có uy tín. Phải gây dựng những hạt nhân này để từ đó mà xây dựng, củng cố, phát huy thiết chế chính trị ở cơ sở.
Song hành với xây dựng thiết chế chính trị là việc khơi dựng, phát huy thiết chế xã hội trong các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Cần nhận thức rõ rằng, các dân tộc thiểu số có ý thức cộng đồng thân tộc rất mạnh. Đó là cội nguồn tâm linh, tinh thần của họ và là cái đã tạo cho họ tồn tại qua nhiều thế kỷ cho dù họ đã du canh, du cư quan nhiều vùng lãnh thổ.
Trong khơi dựng, phát huy thiết chế xã hội trong các cộng đồng người dân tộc thiểu số cần chú trọng khơi dựng, duy trì, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Có thể, từ việc khơi dựng, duy trì, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc để thực hành quản lý dân cư tốt hơn, bền chặt hơn./.

2 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả đã chia sẻ

    Trả lờiXóa
  2. Việc khơi dựng, duy trì, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là để thực hành quản lý dân cư tốt hơn, bền chặt hơn

    Trả lờiXóa