Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐƯỢC THÔNG QUA: SỰ THẤT BẠI CỦA CÁC ÂM MƯU CHỐNG PHÁ

Ngày 12/2/2020, trong cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định ở Strasbourg, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam - EVFTA nhận được 401 phiếu thuận, đạt tỉ lệ 63,33% (192 phiếu chống và 40 phiếu trắng). Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) được thông qua với tỉ lệ 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ xóa bỏ hơn 99% số dòng thuế theo lộ trình, tạo thuận lợi cho các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường EU như: Dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến có thể tăng thêm 20% trong 2 năm tới.
Được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, EVFTA mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD. EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 55,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 41,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 13,9 tỷ USD). Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.
Còn nhớ, trước khi Hiệp định được thông qua, các đối tượng chống đối ở trong nước như Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Thúy Hạnh,… và các tổ chức phản động, nhất là Việt Tân liên tục tiến hành các hoạt động chống phá, thậm chí là sang Nghị viện Châu Âu, tiến hành các phiên họp nhằm lợi dụng vấn đề nhân quyền để ngăn cản Liên minh Châu Âu ký kết Hiệp định này với Việt Nam. Chúnglao tâm khổ tứ" để cùng với lũ chống cộng ở hải ngoại, lũ dân chủ cuội trong nước, kêu gọi Liên minh châu Âu không thông qua EVFTA nhưng tiếng kêu của bọn chúng đã bị EU phớt lờ. Người châu Âu nổi tiếng thực dụng; họ hiểu được lợi ích khi ký hiệp định với Việt Nam; một quốc gia ổn định và đang không ngừng phát triển về mọi mặt.
Hi vọng rằng, việc thông qua EVFTA sẽ tạo điều kiện mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Liên minh Châu Âu và Việt Nam, đưa nước ta hội nhập sâu rộng với quốc tế.

2 nhận xét:

  1. Như vậy là tất cả các âm mưu phá hoại hiệp định này của các thế lực thù địch đã thất bại một cách thảm hại

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa