Ngày 30-4 hằng năm, trong tâm khảm mỗi người dân đất
Việt đều rộn ràng, lâng lâng niềm vui chiến thắng của ngày thống nhất non sông
vốn đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc như một trang chói lọi nhất. Dấu mốc
này ngày ấy, ở bên kia chiến tuyến, chế độ Việt Nam cộng hòa sụp đổ cùng với sự
thất bại tất yếu của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Dưới sự bảo trợ của nhiều nước, làn sóng tị nạn, tháo
chạy khỏi đất nước là một thực tế. Ký ức, nỗi đau chiến tranh dần trôi về quá
khứ, tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, lợi dụng vấn đề có tính lịch sử này, nhiều
đối tượng điên cuồng chống phá chế độ, đội lốt “tù nhân chính trị” để nhận bảo
trợ từ các tổ chức thù địch.
Làn sóng OPD và HO
Sau năm 1975, chế độ Việt Nam cộng hòa sụp đổ, một cuộc
tháo chạy gọi là “Chiến dịch Gió Lốc” được Thủy quân Lục chiến Mỹ thực hiện, đã
đưa người tị nạn khỏi Việt Nam; cùng với đó là làn sóng tự di tản ra các tàu
trên biển đến các căn cứ quân sự ở Philippines và đảo Guam. Người tản cư sau đó
được đưa tới Mỹ, chủ yếu là nhân viên, quân nhân, thân nhân chế độ cũ.
Trước tình trạng này, để bảo trợ và giúp người tị nạn
tái thiết và ổn định bước đầu cuộc sống, Hạ viện Hoa Kỳ đã xây dựng Đạo Luật hỗ
trợ người di cư và tị nạn Đông Dương (Dự Luật H.R.6755), được Quốc hội thông
qua, Tổng thống G.Ford ký ban hành ngày 23-6-1975.
Tuy nhiên, làn sóng những người tị nạn ngày càng nhiều,
tháng 7-1979, Phó Tổng thống W. Mondale lúc đó đã đề nghị và bàn cùng Cao ủy Tị
nạn Liên hợp quốc (UNHCR) và nhiều quốc gia khác tại Geneva (Thụy Sĩ) hình
thành Chương trình Orderly Departure Program –viết tắt là OPD – cho phép, giúp
người Việt Nam được sang Mỹ và một số quốc gia khác theo đường chính thức. Thực
hiện chương trình này, tháng 1-1980, Văn phòng ODP được thiết lập tại Thủ đô
Bangkok (Thái Lan) để nhận và giải quyết hồ sơ bảo lãnh.
Năm 1987, Thượng nghị sĩ J.M.Cain (Đảng Cộng hòa) đã
trình Dự luật Amerasian Home Act cho phép những người con lai Mỹ được phép định
cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5-1987, Thượng nghị sĩ E. Kennedy trình Nghị quyết 205
(S.Res.205) yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị bị giam giữ.
Năm 1991, cũng chính Thượng nghị sĩ này đã đệ trình
Nghị quyết 51 (S.Res. 51) với sự đồng bảo trợ của nhiều nghị sĩ khác, bảo trợ,
cho phép những người ở tù trên 3 năm cùng gia đình họ được định cư tại Mỹ, mở đầu
cho Chương trình gọi là Humanitarian Operation – viết tắt là H.O - bắt đầu từ
năm 1991.
Số liệu thống kê của Văn phòng OPD ước tính đã nhận và
giải quyết hồ sơ của khoảng 700 nghìn người Việt Nam, bao gồm nhóm đoàn tụ gia
đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và những tù nhân chính trị qua chương
trình H.O. Còn theo số liệu của Hoa Kỳ, tính đến 1997, có khoảng hơn 558 nghìn
người Việt đã được cấp phép nhập cảnh, định cư ở nước này.
Xét một cách công bằng, các chính sách, dự luật nói
trên ở một khía cạnh nhất định đã góp phần tạo ra cơ hội cho nhiều người Việt
và gia đình xây dựng, ổn định cuộc sống. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh đã lùi
xa, nhiều người “an cư lạc nghiệp” có cuộc sống mới tốt đẹp trên quê hương mới,
nhiều người thành danh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng có những người quay về
nơi “chôn rau cắt rốn” mà họ ra đi nhiều năm về trước.
Đó là những mặt tích cực mà các dự luật bảo trợ trên
mang lại. Ở một phương diện khác, các dự luật này cũng đã can thiệp, dung dưỡng
cho một bộ phận những người mang “dòng máu” thủ cựu, thù hằn, hình thành cộng đồng,
các hội đoàn chống cộng, phản động lưu vong, chống đối cách mạng Việt Nam quyết
liệt, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc. Và dư âm, ảnh hưởng tiếp
nối của nó còn chưa dứt, được nhiều phần tử cơ hội chính trị, chống đối trong
nước lợi dụng như một lý do chính đáng, tinh vi để tìm đến “miền đất hứa”.
Thủ đoạn chống phá đội lốt “tù nhân chính trị” để… cập
bến “miền đất hứa”
Các nước phương Tây hầu hết là những quốc gia phát triển.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì điều kiện nhập cư vào
các quốc gia này vốn đã khó, ngày càng được thắt chặt và khó khăn hơn. Một số
người mong muốn tìm đến “miền đất hứa” với hy vọng thay đổi cuộc đời nơi hải
ngoại, trời Tây.
Song với những quy định ngặt nghèo đó là những rào cản
để có thể nhập tịch, định cư. Họ tinh vi tìm cách lợi dụng vào quy định của hệ
thống pháp luật cho phép các Nghị sĩ bảo trợ, nhập cư cho diện gọi là “tù nhân
chính trị”, “tù nhân lương tâm”.
Các đối tượng này đẩy mạnh các hoạt động chống phá quyết
liệt Đảng, Nhà nước, chính quyền nhân dân dưới chiêu bài “tôn giáo”, “dân chủ”,
“nhân quyền”, gắn mác những nhà “dân chủ” thời đại; cố tình hoạt động càng “nổi”
càng tốt, quốc tế càng biết nhiều càng hay và cuối cùng để làm …“tù nhân chính
trị”, nếu có cơ may được một số nghị sĩ, dân biểu nào đó ngó ngàng đến, bảo trợ
thì giấc mộng “thiên đường” được hiện thực hóa như họ mong muốn.
Ở Việt Nam không có khái niệm “tù nhân chính trị”, hay
“tù nhân lương tâm”, thực chất đây là những đối tượng vi phạm pháp luật về các
tội xâm phạm An ninh quốc gia theo các Điều 109 đến Điều 122 của Bộ luật Hình sự
năm 2015, nhất là các tội tuyên truyền, hoạt động chống phá chính quyền nhân
dân, phá hoại chính sách đoàn kết...
Khung hình phạt cho người phạm tội này thường vượt quá
3 năm. Thủ đoạn được nhiều đối tượng lợi dụng là đẩy mạnh các hoạt động chống
phá để vào diện gọi là “tù nhân chính trị” và kêu gọi sự bảo trợ nói trên. Họ
thường lợi dụng những vấn đề còn có sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật Việt
Nam với hệ thống pháp luật quốc tế để vu cáo, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân
quyền; phá hoại nền tảng tư tưởng, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước.
Họ lợi dụng vào những vấn đề còn tồn tại, hạn chế
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, khoét sâu những tiêu cực, bức xúc của đời sống
xã hội như: Các vụ án tham ô, tham nhũng, sự cố môi trường miền Trung, sự việc
Đồng Tâm…; tung tin sai trái, thất thiệt, xuyên tạc, kích động, gây tâm lý hoài
nghi, hoang mang, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ.
Họ lợi dụng triệt để sự phát triển của Internet, mạng
xã hội để thông tin, xuyên tạc; gây sự chú ý, kêu gọi quốc tế can thiệp; thành
lập các tổ chức núp bóng “xã hội dân sự”, tập hợp lực lượng, kêu gọi, tổ chức,
đi đầu các cuộc biểu tình trái pháp luật... chống phá Đảng, nhà nước, chính quyền
nhân dân.
Các đối tượng như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Hải
(blogger Điếu Cày), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm)…là những cá nhân
tiêu biểu như thế. Họ không từ thủ đoạn nào để chống phá quyết liệt chế độ, Nhà
nước, ruồng rẫy quê hương, đất nước.
Sau những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, chỉ
ngồi tù trong thời gian ngắn, các đối tượng này được bảo trợ, tha tù trước thời
hạn, bị trục xuất và được…xuất ngoại, định cư nước ngoài. Tuy nhiên số này
không phải nhiều. Có không ít đối tượng “đứt gánh giữa đường”, “vỡ mộng” về “miền
đất hứa” vốn trước kia là động lực thôi thúc hành vi chống đối.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) sau thời gian ngắn sống
ở Mỹ đã phải thốt lên: “Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ. Thiếu
khẩu trang y tế, thiếu bộ xét nghiệm, Tổng thống kêu nhân viên sử dụng lại khẩu
trang, có khác gì Vũ Hán không!? (Facebook Mẹ Nấm)”. Điều chú ý và được người ta
nói nhiều khi đặt ra câu hỏi: Chẳng phải nước Mỹ dang tay đón thị, mà sao “Mua
vui mới được một vài trống canh” mà thị đã quay ngoắt phê phán, cắn cảu Nước Mỹ?
Nghĩ lại câu chuyện cũ và sự lợi dụng hoạt động để chống
phá Đảng, Nhà nước, chính quyền nhân dân hiện nay để nhận diện rõ âm mưu, thủ
đoạn cũng như sự cảnh tỉnh đối với không ít người vẫn cố tình đu bám tư tưởng
chống đối để được bảo trợ, xuất ngoại bằng con đường này.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa