Tinh thần ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hy
sinh, phấn đấu vô cùng cao đẹp và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh. Cuộc đời của
Hồ Chí Minh là cuộc đời một con người trọn đời vì dân, vì nước. Người chỉ có một
ham muốn tột bậc “là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Chính lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm trước
vận mệnh đất nước, dân tộc là động lực thôi thúc Người nung nấu tinh thần đổi mới
từ rất sớm, đổi mới không ngừng.
Quyết định đi tìm chân lý cứu nước với một hướng đi mới,
một phương pháp tiếp cận mới, phương thức hành động mới: đi về phương Tây, tiếp
thu những trào lưu tư tưởng mới, khảo nghiệm những cuộc cách mạng điển hình
trên thế giới, tắm mình trong phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và cuộc
đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, bóc lột để tìm kiếm con đường giải phóng
cho dân tộc - đó là cuộc đổi mới vĩ đại đầu tiên của Hồ Chí Minh, cuộc đổi mới
mang ý nghĩa quyết định vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Trở về nước, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin và kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách
mạng tháng Mười Nga; đổi mới tư duy trong xây dựng, không ngừng hoàn thiện đường
lối chiến lược, sách lược cách mạng; đổi mới phương thức lãnh đạo, tổ chức thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân giành độc lập
tự do, xây dựng Nhà nước cách mạng, tiến hành sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc,
đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất
đất nước, từng bước đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, khắc phục đói nghèo,
lạc hậu... Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1941 khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp
lãnh đạo cách mạng đến 1969 khi Người từ trần là một công cuộc đổi mới liên tục
của Đảng, của nhân dân ta theo ngọn cờ và sự dẫn dắt của “Tổng công trình sư đổi
mới” - Hồ Chí Minh.
Trước khi về với thế giới người hiền, Hồ Chí Minh dự
báo, tiên liệu bối cảnh thế giới, tình hình đất nước, phác thảo những đường nét
cơ bản của công cuộc kiến thiết toàn diện đất nước sau chiến tranh theo tinh thần
đổi mới thể hiện trong bản Di chúc bất hủ. Đó là sự đúc kết kinh nghiệm,
bài học lịch sử và định hướng tiếp tục đổi mới, tạo nền tảng trực tiếp của sự
nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến
nay.
Xu thế thời đại luôn luôn phát triển, do đó chúng ta phải đổi mới cho phù hợp để phát triển đất nước
Trả lờiXóaPhải có sự đổi mới thì đất nước mới phát triển
Trả lờiXóa