Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng không phải
là một tổ chức để làm quan phát tài” và “các
cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân”.
Vì thế,cán bộ, đảng viên phải là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của
nhân dân, người công bộc tận tụy (dốc lòng phục vụ, tận tụy phục vụ: phục vụ Tổ
quốc)
chứ không phải là “quan cách mạng” và “vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng
viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau.
Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”...
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Dân là chủ thì chủ
tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ
cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng” và “Làm cán bộ tức là suốt đời
làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc
đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”,
có nghĩa là trong tư tưởng của Người, Đảng nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói
riêng, bên cạnh địa vị, trí tuệ của một “nhà lãnh đạo” đều phải có tinh thần
làm việc của một “người đầy tớ” nhân dân. Đó là một chỉnh thể thống nhất, biện
chứng, không thể tách rời trong phương pháp và phong cách làm việc của Đảng; đồng
thời, thể hiện rõ nét nhất sự khác biệt về bản chất nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo so với Nhà nước thực dân, phong
kiến. Điều này cũng không mâu thuẫn với trọng trách kép: “người lãnh đạo” và
“người đày tớ” là vì: 1) Để xứng đáng là người lãnh đạo, cán bộ phải thực thi một
chủ trương, đường lối hợp lòng dân, vì lợi ích của nhân dân; 2) Muốn đưa chủ
trương, đường lối vào cuộc sống, người lãnh đạo phải thật sự gần dân, hiểu dân,
ngày đêm trăn trở với lợi ích của dân, phải thật sự vì dân phục vụ. Hai điều
này đều thể hiện tâm thế “người lãnh đạo” và “người đầy tớ” của nhân dân.
Vì vào Đảng là để phục vụ Tổ quốc và nhân dân, cho nên
theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi người cán bộ, đảng viên xác định rõ vị thế
“lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt” thì
tinh thần phục vụ như “công bộc” sẽ chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng nói chung, đạo đức công vụ nói riêng. Điều
này được thể hiện rõ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện (qua
suy nghĩ, thái độ và hành động) của mỗi người trên tinh thần: 1) Luôn đặt lợi
ích chung của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng
đón nhận mọi khó khăn, vất vả, thậm chí hy sinh cả bản thân vì lợi ích chung.
2) Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh cụ thể nào cũng phải “việc gì lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”;
không để “dân đói”, “dân rét”, “dân dốt”. 3) Không những phải “yêu dân”, “kính dân”
mà còn phải biết ơn nhân dân vì “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu
chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, muốn “làm người đày tớ
nhân dân chứ không phải làm quan nhân dân”, người
cán bộ, đảng viên phải nắm vững “dân là chủ” và “dân làm chủ” và “phải mở rộng
dân chủ thật sự với nhân dân”.
Theo Người, “chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là
Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến
huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là đày tớ trung thành của
nhân dân”...
Đồng thời, Người cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên ở bất cứ địa vị nào cũng phải
làm gương thực hành dân chủ trong công tác để tạo điều kiện cho quần chúng nhân
dân phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả công việc. Mỗi người, dù đảm nhận vị
trí công tác nào cũng “trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên
hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư” và
“phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người
ta đem tới”.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tinh thần làm việc và trách nhiệm
của “người đầy tớ” trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đi đúng đường lối quần
chúng, “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, thể hiện ở sự gắn bó mật
thiết với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hiểu dân và học
hỏi kinh nghiệm từ nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tất cả
vì nhân dân phục vụ, với tinh thần hiểu thấu và sẻ chia, chủ động và linh hoạt,
phù hợp điều kiện cụ thể; thể hiện ở quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, kiên
quyết, kiên trì nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống để “tôn trọng và bảo đảm
các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của
mỗi người”.
Một cán bộ tốt phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, phải luôn đi đầu trong các hoạt động
Trả lờiXóaBài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa