Thứ nhất, xuất phát từ nguồn gốc ra đời của Đảng
ta. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm của
sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam: “… Đảng ta có cơ sở khắp cả nước, Đảng đã thu hút những người cách mạng
nhất, ưu tú nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng
có chính cương, đường lối đúng. Đảng lãnh đạo toàn dân đoàn kết kháng chiến,
tranh được nhiều thắng lợi. Đó là thành tích vẻ vang của Đảng ta. Những khuyết
điểm của Đảng là: giáo dục và tổ chức kém, cho nên số đảng viên đông (hơn 70 vạn)
nhưng chất lượng kém. Nhiều đảng viên và cán bộ ta rất hy sinh tận tụy, làm
gương mẫu trong mọi việc, được quần chúng kính phục và yêu mến. Nhưng số đông
cán bộ và đảng viên ta chưa được rèn luyện trong đấu tranh, chưa được cải tạo
tư tưởng, lập trường giai cấp vô sản không vững”; Đảng ta là đảng của giai cấp,
đồng thời cũng là của dân tộc; thành phần vào Đảng không thuần nhất mà tập hợp
nhiều giai tầng khác nhau. Do đó, mỗi đảng viên mang trong mình tư tưởng, lập
trường giai cấp, thái độ chính trị khác nhau, nhất là đảng viên không xuất thân
giai cấp công nhân: “Trong xã hội còn giai cấp, thì người ta ai cũng có giai cấp
và giai cấp tính”. “Những đảng viên không xuất thân từ giai cấp vô sản, càng
phải đặc biệt rèn luyện, cải tạo tư tưởng đến cùng”.
Thứ hai, xuất phát từ trình độ không đồng đều của đảng
viên. Trong Đảng, chẳng những thành phần không thuần nhất mà còn có những
lứa tuổi khác nhau, kinh nghiệm hoạt động cách mạng khác nhau. Đặc biệt, đối với
những đảng viên mới, nếu họ không được cải tạo tư tưởng để trau dồi phẩm chất của
cách mạng và nâng cao trình độ mọi mặt thì rất khó làm tròn nhiệm vụ đảng viên.
Hồ Chí Minh khẳng định: “…đảng viên mới, chưa kinh qua sự rèn luyện lâu dài.
Cho nên họ cần phải tự rèn luyện và tu dưỡng nhiều trong những cuộc đấu tranh
cách mạng, mới có thể thành người cách mạng chắc chắn”. Hơn nữa, có những đảng
viên vào Đảng nhưng chưa gột rửa những tâm lý, thói hư, tật xấu và chưa từ bỏ
tư tưởng “bấp bênh” của tiểu tư sản và trí thức cũ, thậm chí “Có nhiều đảng
viên chưa hiểu rõ giai cấp vô sản và giai cấp tiểu tư sản khác nhau thế nào. Có
đảng viên, người vào Đảng, nhưng tư tưởng thì chưa vào Đảng. Trong đầu óc những
đảng viên ấy còn chứa những thứ xấu xa của giai cấp bóc lột; họ chưa thật hiểu
tư tưởng vô sản là gì, Đảng là gì”... Những đảng viên như thế, Hồ Chí Minh
cho rằng, họ càng phải cải tạo tư tưởng.
Thứ ba, xuất phát từ nhiệm vụ nhận thức và cải tạo thế
giới của người cộng sản, của giai cấp vô sản. Theo Hồ Chí Minh, đây là vừa là
nhiệm vụ lớn lao, vừa là trách nhiệm cao cả của đảng viên: “Giai cấp vô sản và
Đảng của vô sản phải gánh cái trách nhiệm hiểu biết thế giới và cải tạo thế giới…,
biến đổi Việt Nam và thế giới đen tối thành Việt Nam và thế giới quang
vinh”. Để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại ấy, người đảng viên tất yếu phải cải tạo
mình, trong đó phải cải tạo tư tưởng: “…phải cải tạo thế giới khách quan…, đồng
thời phải cải tạo thế giới chủ quan của mình, cải tạo tư tưởng, tình hình và sự
hiểu biết của mình”.
Thứ tư, xuất phát từ quy luật tồn tại và phát triển của
Đảng, cho nên, Đảng và mỗi đảng viên phải thường xuyên không ngừng tự đổi
mới, tự chỉnh đốn, bởi như Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Một dân tộc, một đảng
và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định
hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(9). Xây dựng Đảng luôn đòi hỏi đi
liền với đổi mới và chỉnh đốn. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng có quan hệ hữu cơ gắn
bó chặt chẽ. Đổi mới là từ bỏ những gì lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm, tạo ra những
nét mới, tiến bộ, đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển. Chỉnh đốn là loại
bỏ thoái hóa, biến chất, hư hỏng, vi phạm, chỉnh lại cho đúng những sai lệch. Đổi
mới, chỉnh đốn nhằm nâng chất lượng lên tầm cao mới vì mục tiêu tồn tại và phát
triển vững chắc tiến bộ.
Tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi, do đó phải cải tạo tư tưởng của Đảng viên
Trả lờiXóaTư tưởng quyết định hành động; do đó phải quan tâm đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên
Trả lờiXóa