Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “kiểm tra có tác dụng
thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với
Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng
về tư tưởng, về tổ chức” và “kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết,
hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Vì vậy, các cấp
ủy, tổ chức đảng cần chủ động xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc,
xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt công tác
kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực
hiện nhiệm vụ chính trị. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đảng
viên, tổ chức đảng sao cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị. Thực hiện
nghiêm túc nguyên tắc cấp ủy cấp trên kiểm tra, giám sát cấp ủy cấp dưới, kiểm
tra chéo, kiểm tra định kỳ và không định kỳ. Nội dung kiểm tra, giám sát tập
trung vào việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt
và hoạt động của Đảng cùng với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp gắn với kiểm tra, giám sát cấp ủy
viên, cán bộ chủ trì về thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các cấp, việc chấp hành
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhiệm vụ đảng viên và thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao. Quá trình kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện
ngăn chặn, “xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất,
đạo đức, lối sống” và “Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư
cách đảng viên”, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Để đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời rút kinh nghiệm
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa