Để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tập trung một số
nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Theo đó, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định
đường lối đổi mới và chủ trương: “Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững
chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Thứ hai, tiếp
tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đổi mới hệ thống chính trị theo hướng
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản
lý xã hội vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà
nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo
đức xã hội. Bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp.
Thứ ba, tiếp
tục củng cố, tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Thứ tư, tiếp
tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cần
“tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả
các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những
vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân”.
Khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực
chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội; tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Để tăng cường sự đoàn
kết nhất trí trong Đảng, cần hoàn thiện cơ chế, quy chế và tổ chức thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình, chất vấn trong các kỳ họp của
Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp. Xây dựng và tổ
chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng
Đảng.
Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, nhất là nội dung Nhân dân
làm chủ và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để Nhà nước
thực sự là của dân, do dân, vì dân, đoàn kết được toàn dân, cần đẩy mạnh việc
hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là
công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm
tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời
coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo
đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quản lý, sử
dụng các nguồn lực của đất nước Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp
quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước; giảm
mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Đề cao đạo đức công vụ,
trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công
vụ của cán bộ, công chức; đẩy nhanh việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử.
Chỉ có phát huy sức mạnh của toàn dân tộc thì mới đạt được mọi thành tựu như mong ước
Trả lờiXóaChúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù bằng sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc
Trả lờiXóa