Đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tinh thần yêu
nước của mỗi người gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa "dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Càng khó khăn, thử thách, truyền thống
yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam được hun đúc từ bao đời,
trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam càng được tiếp tục khơi dậy mạnh
mẽ, tỏa sáng trên tinh thần: “Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó
mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy
cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”, để luôn chủ động, quyết tâm bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…
Để đất nước vững bước trên hành trình đã chọn và nhất
là để phát huy tinh thần yêu nước của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cấp ủy, chính
quyền và các ban, ngành chức năng cùng cả hệ thống chính trị cần nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về lòng yêu nước, về lý tưởng
cách mạng và sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; cụ thể
hóa thành các chính sách và các phong trào thi đua yêu nước cụ thể, thiết thực.
Theo đó, công tác tư tưởng không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và kêu gọi
lòng yêu nước của mỗi người mà cao hơn, quan trọng hơn là phải hướng dẫn lòng
yêu nước, chỉ dẫn các hành động yêu nước đúng đắn thông qua công tác tuyên truyền,
bồi dưỡng, phát triển các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các phong trào
thi đua yêu nước tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, đội ngũ cán
bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng phải
phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
trong thực thi công vụ, thực hiện công tác chuyên môn gắn với các phong
trào thi đua yêu nước, để làm gương cho quần chúng.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống
phải góp phần làm cho mỗi người Việt Nam, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng
viên, đoàn viên, thanh niên… nhận thức rõ yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và
thực hành yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lòng yêu nước
ấy, tinh thần yêu nước ấy rất cụ thể và sinh động, hiển hiện trong mỗi việc làm
hằng ngày của mỗi người tại mỗi cơ quan, đơn vị, gia đình và trong cộng đồng.
Đó chính là ý thức chấp hành pháp luật, là tinh thần là cần, kiệm, liêm, chính,
nỗ lực góp sức dựng xây quê hương, đất nước, kiên quyết chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí, quan liêu; là lối sống giản dị, chan chứa tình yêu thương con
người, không vô cảm trước khó khăn của đồng chí, đồng bào, sẻ chia và cùng
chung sức giúp đỡ lẫn nhau khi gặp nguy nan, thử thách.
Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động
cơ để trước hết gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền
thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng; trung thành với
sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế, cần thầm nhuần sâu sắc
và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc,
lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng,
xã hội và đất nước; đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo
đức, lối sống và nhân cách... theo tinh thần các văn kiện Đại hội của Đảng, nhất
là văn kiện Đại hội của Đảng trong hơn 30 năm đổi mới, hội nhập quốc tế và tiếp
tục được thể hiện trong Nghị quyết 33-NQ/TW về "Xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".
Thực tế cho thấy, từ trong các phong trào thi đua yêu
nước thiết thực, rộng khắp ở mọi cấp, mọi ngành, khắp các địa phương trong cả
nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, trong đó
có các đoàn viên, thanh niên, các sinh viên thủ khoa, các doanh nhân giỏi, các
chiến sĩ thi đua... trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Gần đây nhất, những tấm
gương của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ quân đội trong cuộc chiến chống dịch bệnh,
sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân cả nước trong
cuộc chiến chống "giặc dịch Covid-19" để "không để một ai bị bỏ
lại phía sau" chính là biểu hiện sinh động nhất của tình thần nghĩa yêu nước
Việt Nam. Đó cũng chính là trái ngọt của việc phát huy sức mạnh tinh thần yêu
nước Việt Nam, là kết quả việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa
XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
trở thành nhu cầu tự thân, nền nếp tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Và hơn
bao giờ hết, càng đối diện với khó khăn, thử thách từ thiên tai, địch họa và dịch
bệnh, mỗi người dân Việt Nam càng phát huy và tỏa sáng tinh thần yêu nước,
chung sức, đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững.
Cùng với đó, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục
tinh thần yêu nước cho nhân dân, đổi mới và đa dạng hóa các phong trào thi đua
yêu nước với nhiều hình thức, nội dung phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống: Lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu, phụng sự Tổ quốc và nhân dân, để
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Tiếp tục bồi đắp tinh thần
yêu nước và nâng cao giác ngộ chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân tuyệt đối
tin tưởng ở vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, để mỗi người thực hành tinh thần yêu nước đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh;
để càng khó khăn, thử thách, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người
càng cần phải được đặt đúng chỗ, được phát huy mà không bị hoang mang, dao động,
không để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng vào các hoạt động biểu tình,
tung tin xấu độc trên mạng xã hội…
Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường
cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất
là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập,
tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, để mỗi người trở thành người công dân
có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập
và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Những nét đặc sắc trong tư tưởng yêu nước và tấm gương
mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, hết lòng tận trung với nước,
tận hiếu với dân không chỉ có ý nghĩa lịch sử sâu sắc mà còn có ý nghĩa thời đại
to lớn; là tấm gương sáng, bài học quý để mỗi người Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng
viên tu dưỡng, rèn luyện và noi theo./.
Chúng ta đã thắng mọi kẻ thù xâm lược phần lớn là do nhân dân việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn; do đó phải tiếp tục nhân lên lòng yêu nước trong nhân dân
Trả lờiXóaLòng yêu nước của toàn dân tộc sẽ chiến thắng mọi kẻ thù
Trả lờiXóa