Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

SÁNG TẠO TRONG THỰC HIỆN “ĐỔI MỚI KHÔNG PHẢI TỪ BỎ MỤC TIÊU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”

Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trước sự khủng hoảng dẫn tới sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước ba sự lựa chọn mô hình: 1. Xóa bỏ mô hình cũ, xác lập mô hình mới và đồng thời từ bỏ mục tiêu XHCN (Liên Xô và Đông Âu); 2. Giữ nguyên mô hình cũ (Bắc Triều Tiên); 3. Thay đổi từng bước mô hình cũ và từng bước xác lập mô hình mới, giữ vững mục tiêu XHCN và thực hiện mục tiêu ấy bằng giải pháp mới.
Với bản lĩnh, trí tuệ, trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng, Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã từ một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá, trở thành một nước thu nhập trung bình, bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một thành công nổi bật là chúng ta đã đề ra và áp dụng giải pháp khắc phục những khuyết tật của mô hình Xô viết, cụ thể là: thứ nhất, chuyển nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu, dưới hai hình thức toàn dân và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng sở hữu, khuyến khích phát triển kinh tế tự nhiên, tạo động lực cho kinh tế, xã hội phát triển; thứ hai, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, mở rộng và hoàn thiện thị trường, tạo động lực đổi mới kỹ thuật - công nghệ, phát huy sự sáng tạo của con người, khơi dậy mọi nguồn lực trong nước, đồng thời mở rộng hội nhập quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển; thứ ba, đổi mới hệ thống chính trị đảm bảo quyền lãnh đạo của Đảng, chuyển mô hình nhà nước kiểu Xô Viết sang nhà nước pháp quyền; thiết lập thể chế nhà nước tập trung quyền lực, đồng thời đảm bảo cân bằng và kiểm soát quyền lực, khắc phục sự lạm quyền, chuyên quyền, tha hóa quyền lực, tệ nạn quan liêu, tham nhũng.
Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam đã khẳng định những quan điểm đó. Từ Đại hội VI của Đảng đến nay đã trải qua gần 35 năm, đó là quá trình thay đổi từng mặt mô hình cũ, xác lập từng mặt mô hình mới. Cho đến nay vấn đề đặt ra là cấu trúc tổng thể của mô hình mới là gì? Một khi xác định rõ cấu trúc tổng thể của mô hình mới sẽ khắc phục được mâu thuẫn hệ thống lý luận, quan điểm, hệ thống giải pháp thực tiễn, sẽ có cơ sở nhận thức giải quyết đúng những vấn đề cụ thể và sẽ là cơ sở thống nhất về mặt nhận thức, tạo nên sự thành công trong hoạt động thực tiễn.

2 nhận xét:

  1. Xã hội càng phát triển thì càng phải đổi mới cho phù hợp thực tiễn; chúng ta đổi mới chứ không phải xóa bỏ CNXH

    Trả lờiXóa