Hạt nhân tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đoàn kết: Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công. Đây không
chỉ là tư tưởng thời nay mà còn là chân lý lịch sử tổng kết hơn bốn nghìn năm dựng
nước và giữ nước, sẽ mãi là nguồn sáng cho mai sau. Vì lẽ đó, nhiều “tác giả” tập
trung công kích nhằm vào tư tưởng này.
Dựa vào cách xưng hô đại từ “Bác”, Vũ Thư Hiên và Bùi
Tín thể hiện “băn khoăn” cho rằng, Hồ Chí Minh xưng là “Bác” khi nói chuyện với
dân chúng, trong đó có cả những cụ già cao tuổi.
Để giải đáp sự “băn khoăn” của hai “tác giả” này cần
phải đặt vấn đề vào hoàn cảnh lịch sử. Một là, cả nước ta gọi Chủ tịch Hồ Chí
Minh là Bác Hồ, tức coi Người như là một thành viên trong mỗi gia đình người Việt.
Đó cũng là ý nguyện, là tâm nguyện của Người. Thế nên Hồ Chí Minh xưng
"Bác" nhưng chủ yếu là xưng hô với các cháu thanh thiếu niên. Còn với
các cụ tuổi cao, có lần Bác gọi “cụ” xưng “cháu”, còn thường là gọi “các cụ”
xưng “tôi”, không như sự xuyên tạc của hai “tác giả” Vũ Thư Hiên và Bùi
Tín.
Bùi Tín cũng từng đặt vấn đề đúng hay sai về việc Hồ
Chí Minh truyền bá mạnh mẽ Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa Stalin và Chủ nghĩa Mao
ở Việt Nam…
Tuy chỉ là đưa ra những câu hỏi tưởng chừng khách quan
nhưng cũng rõ cái ẩn ý thâm độc: Sự thật (Hồ Chí Minh truyền bá Chủ nghĩa Mác
là chân lý lịch sử, là quy luật tất yếu) đã hiển nhiên nhưng lại tạo ra tình huống
có vấn đề mới để lái sự tranh luận vào chỗ lẽ ra không đáng có mà thành có. Thứ
nhất, các thế lực phản động, thù địch tập trung xuyên tạc, hạ bệ thần tượng Hồ
Chí Minh là cách để hạ thấp vai trò lịch sử của Bác trong việc truyền bá chủ
nghĩa yêu nước về Việt Nam, từ đó xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là sai lầm. Thứ hai, xuyên tạc về tiểu sử, đời tư là một cách “bôi đen”
thần tượng để tạo ra những cái nhìn lệch lạc dẫn tới dần xóa bỏ thần tượng
trong nhận thức của một bộ phận nhân dân. Thứ ba, các thế lực phản động rất có
ý thức Bác Hồ là sự kết tinh hài hòa những giá trị văn hóa truyền thống và văn
hóa của nền cách mạng mới nên chúng ra sức “xây dựng” một mô hình Hồ Chí Minh
khác. Thứ tư, càng thấy nhiệm vụ xây dựng, đào tạo, giáo dục đội ngũ văn nghệ
sĩ cách mạng là cực kỳ quan trọng. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn học, nghệ thuật và cũng rất đúng với bản chất nghệ thuật, việc giáo dục lý
tưởng cho văn nghệ sĩ nên tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm: Tình yêu văn hóa
truyền thống; niềm quý trọng nhân dân; niềm tin vào Đảng, cách mạng và tiền đồ
tươi sáng của dân tộc. Từ vấn đề thứ nhất cho thấy, cần đưa văn hóa truyền thống
vào chương trình giảng dạy bắt buộc ở tất cả các trường văn hóa, nghệ thuật. Vì
theo lẽ tự nhiên, có thấu hiểu mới thấu cảm, mới yêu và say mê. Với vấn đề thứ
hai thì biện pháp tốt nhất là tăng cường đưa văn nghệ sĩ (đi thực tế) về với
nhân dân, sống đời sống của nhân dân. Có gần gũi mới hiểu để yêu thương, quý trọng.
Vấn đề thứ ba là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền. Mỗi cán bộ lãnh
đạo phải là tấm gương soi trong sáng nhất. Mỗi nghị quyết, chỉ thị của Đảng được
thực thi một cách triệt để, kiên quyết sẽ là sự thuyết phục cao nhất với văn
nghệ sĩ vốn rất nhạy cảm với chính trị.
Cuộc vận động sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học,
nghệ thuật, báo chí về Bác Hồ cần thực hiện một cách rộng rãi, quy mô, thường
xuyên, liên tục. Vì Bác Hồ là một hiện tượng văn hóa mang tầm nhân loại, với tầm
vóc tư tưởng và nghệ thuật lớn lao để sáng tạo đến không cùng!
Cây xanh văn nghệ sĩ hôm nay phải cắm 3 chùm rễ sâu
vào 3 mảnh đất: Văn hoá dân tộc/nhân dân; văn hóa Đảng/cách mạng; văn hóa nhân
loại/nhân văn và vươn cao cành lá lên bầu trời thời đại quang hợp ánh sáng tư
tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để kết trái nghệ thuật phục
vụ nhân dân.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóaHiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa