Thực hiện thường xuyên tự phê bình và phê bình (TPB&PB) là quy luật tồn tại
và phát triển của Đảng. Cấp ủy, các tổ chức đảng cần quyết liệt thực hiện
TPB&PB theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII. Khắc phục tình
trạng nể nang, dĩ hòa vi quý, đoàn kết xuôi chiều, bị tình cảm cá nhân chi phối;
đồng thời, nghiêm khắc xử lý những biểu hiện lợi dụng phê bình để đấu đá, làm mất
uy tín của nhau, gây rối đối với tổ chức, ảnh hưởng đến đoàn kết trong tổ chức
đảng, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích động, chia rẽ.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải phê bình một cách thẳng thắn,
chân thành nhằm giúp đồng chí, đồng đội nhận rõ sai lầm, sửa chữa khuyết điểm để
không ngừng tiến bộ, tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà
phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá,
hạ bệ lẫn nhau. Do đó, các tổ chức đảng khi tiến hành TPB&PB, phải nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể
nang, né tránh. Mỗi cán bộ, đảng viên kiểm điểm phải bảo đảm tính trung thực
trong tự kiểm điểm, người phê bình thì công khai dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn
với tinh thần xây dựng và cán bộ cấp trên phải làm gương cho cấp dưới. Đồng thời,
phải kiên quyết xử lý kỷ luật những tổ chức đảng và cá nhân không thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt TPB&PB, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm và
che dấu những hạn chế, khuyết điểm cho nhau. Việc góp ý cho nhau, cùng nhau tiến
bộ, nâng cao phẩm chất con người, phát huy tính tích cực của con người; cần nhận
thức sâu sắc hơn, thực hiện triệt để hơn nguyên tắc TPB&PB để Đảng luôn
trong sạch, làm cho uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không
ngừng được nâng cao.
Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải thật thà tự xét và
xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa
và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực TPB&PB. Đảng
ta yêu cầu mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên đều phải thực hiện tốt TPB&PB.
Theo đó, phê bình không phải là sỉ vả, xúc phạm danh dự của nhau mà là sự thể
hiện tình cảm đồng chí trong sáng, chân thành; phê bình là để giúp nhau sửa chữa
khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ và để đoàn kết tốt hơn; phê bình phải mang tính
khách quan, vô tư, có lý, có tình, cổ vũ ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nhược
điểm; phê bình phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chống
thổi phồng hoặc bóp méo sự thật; phải biết phân tích ưu điểm, khuyết điểm của đồng
chí mình theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể... Chỉ có phê
bình như thế mới là phê bình chân chính và mới có tác dụng; nói cách khác là
phê bình có văn hóa.
Đóng góp phê bình là phê bình thói hư tật xấu của con người, chứ không phải phê bình con người đó; do đó người phê bình cũng phải biết cách phê bình
Trả lờiXóaPhê bình là để giúp đỡ đồng chí mình; chứ không phải để hại nhau
Trả lờiXóa