Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định, quân
đội ta có tính nhân dân. Bởi vì,
quân đội ta là một đội quân cách mạng ra đời trong một nước nông nghiệp, thuộc
địa nửa phong kiến cho nên thành phần tham gia không chỉ có công nhân mà đa số là con
em nông dân mà còn có sự tham gia rộng rãi các tầng lớp nhân dân yêu nước khác.
Tính
nhân dân thể hiện thể hiện ở chính mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội: “Quân đội ta
là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để
tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân
dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”. Người còn dặn, quân đội “đánh giặc là vì dân.
Nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự
nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”.
Tính nhân
dân của quân đội còn được thể hiện trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Trong chiến
tranh nhân dân, quân đội ta là lực lượng vũ trang nòng cốt phải có trách nhiệm
giúp đỡ và cùng với dân quân, du kích đánh giặc. Ngược lại, mọi hoạt động chiến
đấu của quân đội đều phải dựa vào nhân dân. Người thường xuyên nhắc nhở bộ đội
trong mọi hoàn cảnh phải dựa vào nhân dân, nhân dân là cội nguồn sức mạnh của
quân đội: “bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải
bám sát lấy dân, rời dân ra nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được
lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm
được cả và nhất định thắng lợi”.
Bộ đội từ dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ; do đó phải luôn yêu thương và bám chặt lấy dân
Trả lờiXóaQuân với dân luôn như cá với nước
Trả lờiXóa