Một là, mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải
quán triệt sâu sắc nguyên tắc tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất để
giúp mỗi người hằng ngày sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, để ngày càng
tiến bộ; để Đảng luôn đoàn kết, thống nhất chặt chẽ trong tư tưởng và hành động,
ngày càng thêm mạnh, ngày càng phát triển. Theo đó, tự phê bình và phê bình được
thể hiện qua sinh hoạt chi bộ định kỳ; hội nghị chi bộ, đảng bộ thường kỳ; đại
hội đảng các cấp; các đợt sinh hoạt chính trị tập trung; các báo cáo định kỳ và
đột xuất của các tổ chức đảng các cấp.
Hai là, “các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên,
mỗi người, mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm và kiểm điểm đồng
chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình
sửa chữa”.
Theo đó, khi đã “tìm thấy cái nguồn gốc của những sai lầm khuyết điểm đó, và chắc
chắn tìm được cách sửa chữa” thì “khéo dùng cách phê bình và tự phê bình để
giúp đồng chí khác sửa đổi những sai lầm và khuyết điểm, giúp họ tiến bộ”.
Thông qua việc phát hiện “nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa.
Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, kể lể
sau lưng”. Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật - mục
đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ
không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng”,
để thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Ba là, đổi mới nội dung và hình thức tự phê bình và
phê bình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, với những vấn đề cụ thể, những vấn
đề cấp thiết nóng bỏng của cuộc sống đang đặt ra. Trong tự phê bình và phê bình
phải thấm nhuần quan điểm nhân văn, xuyên suốt của Hồ Chí Minh, đó là phê bình
việc làm chứ không phải phê bình người, để “ai nấy đều phải thiết thực sửa đổi”.
Trong đó, người phê bình “quyết không nên phùng mang trợn mắt, quở trách, giễu
cợt” người bị phê bình; còn người bị phê bình “không nên tự tôn, tự đại” mà phải
lắng nghe ý kiến của người phê bình nhằm khắc phục, phòng và chống tình trạng
khi quá “tả”, khi lại quá “hữu, gây mất đoàn kết nội bộ.
Bốn là, phát huy vai trò gương mẫu tự phê bình và phê
bình của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng
đầu nói riêng để khắc phục và phòng, chống tình trạng: “Nếu cán bộ không nói
năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một
hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không
dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u,
cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà
hoá ra oán ghét, chán nản”,
dẫn đến nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Năm là, đảm bảo dân chủ, công khai trong tự phê bình
và phê bình; khắc phục tình trạng mất dân chủ hoặc áp đặt trong tự phê bình và
phê bình, phê bình mang tính hình thức gắn với kịp thời khen thưởng và xử lý
nghiêm minh những cán bộ, đảng viên và tổ chức có hành vi trù dập người thẳng
thắn phê bình, đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của cấp trên. Thường
xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp phù hợp để
thực hiện tự phê bình và phê bình sát với thực tế, bảo đảm chất lượng, đem lại
hiệu quả thiết thực.
Chỉ có làm tốt đấu tranh tự phê bình và phê bình thì các cơ quan, đơn vị mới vững mạnh được
Trả lờiXóaNhững giải pháp này rất hay, cần thực hiện nghiêm túc
Trả lờiXóa