Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

NGUY CƠ KHỦNG BỐ “SÓI ĐƠN ĐỘC” ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Không gian mạng là hệ thống của những mối quan hệ trên nền tảng internet; Việt Nam là nước có số người dùng Internet trên không gian mạng thuộc tốp đầu trên thế giới. Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%.Cùng trong năm, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017; hơn 55 triệu người sử dụng các mạng xã hội (chiếm 57% dân số) và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Cùng với những giá trị tích cực không gian mạng cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó, không gian mạng “được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường, nhất là những đối tượng sử dụng không đúng mục đích”.

Trong những năm qua kể từ khi các hình thái mạng xã hội trên không gian mạng xâm nhập và phát triển vào Việt Nam các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước càng gia tăng hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức khủng bố lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số đối tượng phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng hình thái mạng xã hội trên không gian mạng để thực hiện các hoạt động truyền bá tư tưởng cực đoan nhằm kích động người dân thực hiện các hành vi như tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự; sử dụng bom xăng tấn công lực lượng chức năng; thậm chí tuyển thành viên để tiến hành các hoạt động khủng bố ở trong nước mà đối tượng đó không cần phải xuất cảnh ra nước ngoài.

Điển hình từ cuối năm 2016, các đối tượng Đào Minh Quân, Phạm Lisa và một số đối tượng phản động trong và ngoài nước là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, thông qua mạng xã hội đã lôi kéo nhiều đối tượng không nghề nghiệp, bất mãn chế độ nhưng có chung một điểm là hám lợi thành lập các “nhóm hành động” để tiến hành khủng bố, phá hoại tại Việt Nam.

Trong đó có vụ đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất năm 2016, vụ ném bom xăng bãi giữ xe vi phạm Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2017 và gần đây nhất là vụ ném bom tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình năm.

Các vụ khủng bố trên dù chưa gây ra thiệt hại lớn về người nhưng đã đặt ra những thách thức trong công tác đảm bảo an ninh của Việt Nam. Qua quá trình điều tra, xét xử, các đối tượng đều thành khẩn khai nhận trong quá trình sử dụng mạng xã hội đã tiếp xúc liên lạc với những đối tượng khủng bố lưu vong ở nước ngoài và nhận hướng dẫn, chỉ đạo và nhận tiền từ các đối tượng bên ngoài để thực hiện các hành vi khủng bố.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, hoạt động truyền bá tư tưởng khủng bố trong thời gian qua đã được các tổ chức khủng bố lưu vong người Việt ở nước ngoài đẩy mạnh trên không gian mạng. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ truyền bá tư tưởng khủng bố trên không gian mạng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục qua các trang tin chính thống và các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, nhất là những người thường xuyên sử dụng mạng nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nguyên nhân, sự nguy hiểm cùng tác hại, ảnh hưởng to lớn do hoạt động khủng bố gây ra không chỉ đối với sống của mình và người thân mà đối với an ninh, an toàn xã hội.

Đồng thời công khai các địa chỉ trang tin trên mạng xã hội của các tổ chức khủng bố lưu vong và các đối tượng khủng bố người Việt ở nước ngoài để người dân nhìn nhận rõ nét về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng để cảnh giác, ngăn chặn.

2 nhận xét:

  1. MXH là con dao 2 lưỡi; do đó phải kiểm soát không để thông tin xấu độc lan truyền trên các trang MXH

    Trả lờiXóa
  2. Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.

    Trả lờiXóa