Trong
công tác lãnh đạo, quản lý, uy tín có vai trò rất lớn đối với hoạt động thực
tiễn của người lãnh đạo. Người lãnh đạo có uy tín càng cao thì ảnh hưởng của
người đó với tổ chức càng lớn, tính chất ám thị và thuyết phục đối với những
người dưới quyền càng tăng lên. Nếu người lãnh đạo không có uy tín thì mọi lời
nói và mệnh lệnh sẽ không được cấp dưới thực hiện một cách có hiệu quả. Lúc
sinh thời, lãnh tụ Lênin cho rằng: Điều quyết định thành công trong việc lãnh
đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy
tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất
sắc...
Nói
một cách khái quát thì uy tín được hình thành từ 3 yếu tố chính: Phẩm chất,
năng lực và phong cách của người lãnh đạo. Nó được thể hiện và đo lường ở “lòng
dân”. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Người lãnh đạo chỉ có uy tín
khi được dân tin, dân phục, dân yêu.
Trong
thực tiễn hoạt động lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành hiện nay cho thấy,
bên cạnh những cán bộ có uy tín đích thực còn có cán bộ cố tình tạo ra cho mình
loại uy tín giả danh (giả hiệu). Loại uy tín này được xây dựng không dựa trên
những phẩm chất, năng lực và giá trị xã hội đích thực của người lãnh đạo, quản
lý mà được chủ thể tạo nên bằng nhiều thủ đoạn. Theo Đại tá, PGS TS Đỗ Duy Môn,
nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học Quân sự, Học viện Chính trị thì uy tín giả
biểu hiện rất phong phú với nhiều dạng khác nhau. Đó là:
Loại
uy tín do hạ thấp yêu cầu hay là “mị dân”, “dân chủ giả hiệu”. Họ giả vờ tỏ ra
quan tâm, gần gũi quần chúng, hạ thấp yêu cầu với cấp dưới để lôi kéo tình cảm,
sự ủng hộ của cấp dưới theo mình.
Loại
uy tín được tạo ra bởi “trấn áp” bằng quyền lực, độc đoán, gia trưởng, tạo
khoảng cách đối với cấp dưới. Người lãnh đạo tìm cách phô trương sức mạnh quyền
lực, đe dọa cấp dưới; tạo quyền uy, khoảng cách, che đậy bản chất thật.
Loại
uy tín do phóng đại thành tích của mình, thổi phồng khuyết điểm người khác. Họ
lẩn tránh khuyết điểm của bản thân, nhưng lại khoét sâu hoặc xuyên tạc khuyết
điểm người khác; phóng đại thành tích để thông báo, tự ca ngợi mình; luôn đề
cao cá nhân, coi mình là nhất...
Uy tín giả tìm mọi cách che mắt tập thể, che mắt cấp trên. Nhất là mỗi khi có sự kiện như: Chuẩn bị đại hội Đảng, làm quy trình nhân sự hay thay đổi đội ngũ cán bộ chủ chốt... Thời điểm này, những kẻ cơ hội tìm mọi cách ban phát những quyền lợi vật chất nhỏ bé, "thiết kế" các cuộc gặp gỡ "chén chú chén anh", cười cợt lừa phỉnh người nhẹ dạ để lôi kéo phe cánh, quần chúng, dùng phiếu bầu để hạ uy tín người khác; họ có thể thu mình, tránh va chạm, nịnh trên, vuốt ve dưới...
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài, phức tạp, thậm chí có cả hy sinh, mất mát, đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để với nhiều biện pháp đồng bộ, kiên trì và liên tục.
Trả lờiXóaTrong công tác lãnh đạo, quản lý, uy tín có vai trò rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo.
Trả lờiXóa