Việt Nam có đường biên giới đất liền dài hơn 4.500km
và bờ biển dài hơn 3.200km với 44 tỉnh, thành phố có BGQG. BGQG là thiêng
liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG là trách nhiệm của các
cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh
thổ, an ninh BGQG thì cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, thống
nhất.
Cách đây hơn 20 năm, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng
(BĐBP) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành. Pháp lệnh này chỉ
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BĐBP, chưa đề cập đến các chủ thể khác
trong xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG, khu vực biên giới (KVBG). Một số quy định
liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân chưa phù hợp với Hiến
pháp năm 2013; nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP không được quy định trong
pháp lệnh mà quy định tại các luật khác và văn bản dưới luật dẫn đến tình trạng
khó theo dõi, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho quá trình thực thi nhiệm vụ
biên phòng của BĐBP. Tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP, các ban, bộ,
ngành, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới đều thống nhất kiến nghị, báo cáo
Quốc hội xây dựng Luật BPVN.
Ngày 28-9-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số
33-NQ/TW về “Chiến lược bảo vệ BGQG”, trong đó nêu rõ “sớm ban hành Luật BPVN”.
Trên cơ sở kết quả tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh
BĐBP và yêu cầu của thực tiễn, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Chính phủ, UBTVQH cho
phép xây dựng dự án Luật BPVN. Quá trình thực hiện, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc
phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện đầy đủ trình tự, thủ
tục soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đã tổ
chức lấy ý kiến 19 bộ, ngành, UBND 44 tỉnh, thành phố biên giới đối với hồ sơ dự
thảo luật; khảo sát, tọa đàm, hội thảo nhiều lần. Dự án Luật BPVN cũng đã được
Bộ Tư pháp thẩm định, được các thành viên Chính phủ thảo luận, được Ủy ban Quốc
phòng và An ninh của Quốc hội thẩm tra; UBTVQH xem xét, kết luận đủ điều kiện
trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín và thông qua tại Kỳ họp thứ
mười, Quốc hội khóa XIV.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng
Luật BPVN là luật phải thể chế đầy đủ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
về xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG; xây dựng lực lượng BĐBP bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế về
BGQG mà Việt Nam là thành viên. Kế thừa những quy định của Pháp lệnh BĐBP còn
giá trị, khắc phục những vướng mắc, bất cập; rà soát, đối chiếu với các quy định
pháp luật hiện hành để tránh mâu thuẫn, chồng chéo; đồng thời phát triển, bổ
sung các quy định mới nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG. Bám
sát các chính sách đã được đánh giá tác động của dự án luật. Nghiên cứu, tiếp
thu các quy định pháp luật về công tác biên phòng, tổ chức lực lượng bảo vệ
biên giới của một số nước láng giềng, khu vực để vận dụng phù hợp với điều kiện
của nước ta.
Trước khi thông qua toàn bộ Luật BPVN, Quốc hội biểu quyết thông qua hai điều, gồm: Điều 10: Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, có 91,08% tổng số đại biểu tán thành; Điều 5: Nhiệm vụ biên phòng, có 92,74% tổng số đại biểu tán thành. Luật BPVN có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóaLuật BPVN ra đời là rất cần thiết
Trả lờiXóa