Hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta
có nhiều đổi mới cả về kinh tế, xã hội và chính trị. Tại mỗi kỳ Đại hội Đảng,
Báo cáo Chính trị đều đề cập tới thành tựu to lớn cũng như phương hướng lớn tiếp
tục đổi mới chính trị.
Bên cạnh những suy tư chân thành như “Liệu đổi mới
chính trị có dẫn đến thay đổi chế độ chính trị?”, những thế lực thù địch, phản
động cùng những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị lợi dụng điều này để lớn tiếng rêu
rao: “Việt Nam đang thay đổi chế độ chính trị, ngày càng xa rời chủ nghĩa xã hội!”
hay tung ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự Đổi mới chính trị và những
thành tựu quan trọng đạt được.
Có thể nói, sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội về Đổi mới chính trị ở Việt Nam là sự tiếp nối của
cuộc đấu tranh ý thức hệ trong điều kiện mới nhằm hướng tới mục tiêu sâu xa và
thâm hiểm là phá hoại, làm mất ổn định chính trị, phát triển của đất nước ta.
Thực tế, chính trị và Đổi mới chính trị là vấn đề các
thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách chống phá quyết liệt. Những luận điều
chống phá hầu như chẳng có gì mới mẻ, chúng chủ yếu tập trung vào việc chỉ
trích, phê phán chế độ một đảng, rêu rao rằng đó là “đảng trị”, mất dân chủ… để
rồi lớn tiếng đòi phải đa nguyên, đa đảng.
Trong sự chống phá Đổi mới chính trị ở nước ta, các thế
lực thù địch, phản động thường xuyên lặp lại luận điệu cũ rích nhiều năm rằng,
hệ thống tổ chức, bộ máy cồng kềnh, chính phủ, quốc hội, các tổ chức chính trị
- xã hội chỉ là hình thức, theo đuôi đảng. Chúng cũng tập trung tấn công trực
diện Đảng ta với luận điệu như: Đảng đứng trên luật pháp, quyền lực xã hội tập
trung vào một số ít người…
Cùng với đó, chúng tìm cách chống phá, xuyên tạc mối
quan hệ giữa Đổi mới chính trị và Đổi mới kinh tế trong quá trình phát triển đất
nước. Chúng cho rằng, đó là sự đổi mới nửa vời, đổi mới kinh tế mà không đổi mới
chính trị tương ứng, kinh tế nhiều thành phần nhưng chính trị lại độc đảng, thế
nên chắc chắn sẽ kém hiệu quả.
Các thế lực thù địch, chống phá còn tìm cách kích động,
đòi phải từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và phải sử dụng các lý thuyết, trường phái
kinh tế học mới của chủ nghĩa tư bản để tránh được sự can thiệp quá sâu của Nhà
nước vào vận hành của nền kinh tế thị trường, tránh được sự can thiệp của chính
trị vào kinh tế. Chúng lớn tiếng rằng, không có khái niệm dân chủ xã hội chủ
nghĩa, mà dân chủ là giống nhau; dân chủ là phi chính trị, phi giai cấp, không
đảng phái và chỉ có đa nguyên, đa đảng mới có dân chủ, mới có tự do tranh cử…
(?!).
Nhìn vào nội dung, luận điệu xuyên tạc cũng như những đòi hỏi của các thế lực thù địch, phản động trong việc chống phá Đổi mới chính trị tại nước ta thấy rất rõ những toan tính thâm hiểm đằng sau. Đó là phủ nhận thành tựu Đổi mới chính trị, cũng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, núp dưới chiêu bài đòi Đổi mới chính trị, song thực chất là đòi thay đổi chế độ tại nước ta.
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Trả lờiXóaChúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa