MiG-21FM của Phạm Tuân cất
cánh 22h16p đêm 27-12-1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật
"đi thấp kéo cao" nhằm tránh radar máy bay Mỹ. Sau khi mặt đất thông
báo cách phi đội Mỹ 8-9 km, Phạm Tuân kéo cao rồi tăng tốc máy bay, dùng tốc độ
cao để bất ngờ bay vọt qua hai tốp F-4 hộ tống, khiến những chiếc F-4 không kịp
phản ứng. Sau khi vọt qua đội F-4 hộ tống, ông tiếp cận hai chiếc B-52, khi còn
cách B-52 khoảng 4 km, dẫn đường mặt đất ra lệnh bắn, nhưng Phạm Tuân chờ thêm
mấy giây để tiếp cận gần hơn rồi mới bắn.
Do B52 trang bị nhiều mồi
nhiệt làm nhiễu đầu dò tên lửa nên ông áp sát B-52 ở cự ly 2-3 km rồi phóng tên
lửa (dù tầm bắn tên lửa là 8 km), ở cự ly này tên lửa chỉ mất 2-3 giây để tới mục
tiêu nên B-52 sẽ không kịp thả mồi nhiễu. Rút kinh nghiệm từ vụ Vũ Đình Rạng
(chỉ phóng 1 quả tên lửa thì không đủ hạ tại chỗ B-52) nên ông phóng cả hai tên
lửa không đối không NHK-8-9-1-2 vào mục tiêu, không giữ lại tên lửa dự phòng.
MiG-21 tắt radar và thiết bị liên lạc để B-52 không phát hiện đang bị áp sát.
Sau khi bắn, Tuân giảm tốc,
kéo máy bay lên cao và lật ngửa thoát ly thì nhìn thấy chiếc B-52 nổ, sau máy
bay lao vượt qua phía trên điểm nổ. Tuy nhiên do cơ động thoát ly cấp tốc nên
máy ảnh phía mũi MiG-21 đã không thể chụp lại khoảnh khắc đó làm tư liệu, hạ
cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái.
Phạm Tuân kể tiếp: Khi
lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, vậy chúng
ta phải phán đoán F-4 thường chặn chúng ta ở đâu, tầm cao nào để chúng ta
tránh. Nếu F-4 bay ở độ cao 3 km thì chúng ta phải bay cao hơn, tốc độ hơn. Tất
cả những kinh nghiệm đó để xây dựng thành phương án bay để tránh F-4. Lên thấy
F-4 nhiều lắm, bên phải có, bên trái có. Bên dưới chỉ huy là vượt qua mà đi.
Vậy vượt qua bằng cách
nào? Ở đây là bản lĩnh của phi công, phải phán đoán được tình huống như thế
nào. Trận đánh B-52 của tôi rất nhanh, tiếp cận B-52 chưa đầy một phút. Khi tiếp
cận đằng sau B-52 với tốc độ rất cao, 1.500 km/h so với tốc độ của B52 là 900
km/h nên đã vượt qua tất cả. Vượt qua phải bao gồm tất cả nỗ lực, từ tổ chức chỉ
huy, sân bay cất cánh, dẫn đường, để có được điều kiện tốt nhất.
Hiệp đồng với binh chủng
tên lửa phải chặt, khi tên lửa bắn lên F-4 phải dạt ra tránh, chúng tôi tranh
thủ để vượt qua. Rồi lựa chọn hướng vào tiếp cận B-52 như thế nào. Tất cả tạo
nên điều kiện thuận lợi nhất đánh B-52. Tôi bắn B-52 xong rồi mà F-4 vẫn ở đằng
sau nhưng không làm gì được.
Với chiến công này, sáng
hôm sau (ngày 28/12) ông được đại tướng Giáp gửi điện khen. Ông được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày
3-9-1973, khi đó ông mang quân hàm Thượng úy, biên đội trưởng thuộc Đại đội 5,
trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371.
Phạm Tuân chia sẻ, chiến công của ông có "80% là may mắn", nhưng may mắn ở đây là có thời cơ, và phải biết chớp được thời cơ đó thì mới làm nên chuyện. Ông cho biết: "Trận ấy không thực sự phức tạp. Nhưng thành quả đó có được là do chúng ta đã từng đổ xương máu, đổ mồ hôi cho những trận chiến đấu trước."
Trong chiến tranh, thông minh, nhanh trí, hiệp đồng chặt chẽ và biết chớp thời cơ mới có thể thắng lợi
Trả lờiXóaCông tác hiệp đông luôn vô cùng quan trọng
Trả lờiXóa