1. Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân
loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt
Nam. Tuy vậy, khi nhìn nhận vấn đề quyền con người, quyền công dân cần phải có
quan điểm khách quan, toàn diện gắn với thể chế chính trị, lịch sử, văn hóa
truyền thống và điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Không nên
xem xét, nhận định quyền con người, quyền công dân theo con mắt “thầy bói xem
voi”, chỉ nhìn thấy vài ba hiện tượng bên ngoài rồi đánh giá thành bản chất. Vì
cách nhìn nhận hẹp hòi, thiên kiến như vậy có thể tạo ra mâu thuẫn, xung khắc
giữa chủ thể nhận định, đánh giá và đối tượng bị nhận định, đánh giá, từ đó gây
bất lợi cho việc củng cố mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển giữa
các quốc gia trên thế giới.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn thiện chí hợp
tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm không ngừng cải thiện, bảo đảm
những quyền cơ bản, chính đáng của con người. Nhưng chúng ta không chấp nhận một
số tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài như: Theo dõi nhân quyền thế giới (HRW),
Phóng viên không biên giới (RSF) thường xuyên có cái nhìn sai trái, nhận định
rất thiếu khách quan về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Mặt khác,
chúng ta cũng đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần, lên án những phần tử có
tư tưởng thâm thù với chế độ, cũng như các đối tượng đội lốt “đấu tranh vì dân
chủ, nhân quyền” nhưng lại có lời lẽ đơm đặt, bôi nhọ những giá trị cơ bản của
quyền con người chân chính và rêu rao xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam không
tôn trọng, bảo đảm quyền con người nhằm mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam.
2. Khi nói đến một thể chế chính trị tiến bộ, một
quốc gia văn minh, thì không thể không nói đến thể chế chính trị, quốc gia đó
có quan tâm đến việc bảo đảm những quyền cơ bản của con người hay không. Chế độ
chính trị XHCN mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, thực hiện là một chế độ của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, từ khi lập quốc theo thể chế dân chủ
XHCN đến nay, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi mục tiêu không ngừng thúc đẩy, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người cho mọi người dân.
Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về
quyền cơ bản của con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít quốc gia sớm tiếp
cận về quyền con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, thông qua khẳng định các giá trị của
một dân tộc là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, Chủ
tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh quyền con người chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn
liền với quyền độc lập, tự do của dân tộc.
Quốc hiệu Việt Nam từ khi thành lập chính quyền cách mạng
đến nay cũng nhất quán một khẩu hiệu: “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Điều đó có
nghĩa là, mục tiêu trước sau như một mà cả dân tộc Việt Nam kiên trì thực hiện
là bảo đảm dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Nếu bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” mà Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-1948, trong đó vấn đề hàng đầu mà
tuyên ngôn này khuyến nghị cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân tộc phải thực
hiện là bảo đảm “Tự do, công lý và hòa bình”; thì vấn đề quyền tự do trong bản Tuyên
ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nêu ra trước 3 năm so với bản
“Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”. Nhắc lại điều đó để thấy, với tầm
nhìn vượt thời đại của mình, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân và dân tộc
Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị quyền con người và cam
kết thực hiện quyền con người trước cộng đồng quốc tế ngay từ khi thành lập
chính quyền cách mạng công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013 luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân. Trong đó, Hiến pháp năm 2013 đã thiết kế một chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngay sau Điều 1 hiến định về chủ quyền địa lý, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, đó là: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cũng lần đầu tiên, chữ “Nhân Dân” được viết hoa trong bản Hiến pháp để nhấn mạnh đến vị trí, vai trò quyết định của nhân dân trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn 2014-2019, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hơn 100 văn bản luật và pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Việt Nam luôn quan tâm đến quyền con người bằng những việc làm thiết thực nhất cho nhân dân
Trả lờiXóaViệt Nam luôn thiện chí hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm không ngừng cải thiện, bảo đảm những quyền cơ bản, chính đáng của con người.
Trả lờiXóa