Như vậy, Quân đội ta tham gia lao động sản xuất, xây dựng
kinh tế là cần thiết, đúng chủ trương của Đảng, phù hợp với thực tiễn, phù hợp
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất đai giao cho quân đội quản lý, vừa phục
vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, vừa là tư liệu sản xuất thiết yếu, là cơ sở
quan trọng để quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc
phòng. Các đơn vị quân đội cần sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi, tăng gia sản
xuất. Các doanh nghiệp quân đội, các đoàn kinh tế-quốc phòng cần đất để đặt trụ
sở hoạt động; xây dựng nhà máy, kho xưởng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh
doanh; xây dựng nông, lâm, ngư trường... Do vậy, việc Quốc hội ban hành Nghị
quyết về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản
lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất,
xây dựng kinh tế là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, phù hợp với thực
tiễn và cần thiết.
Trái với luận điệu xuyên tạc của những kẻ chống phá, rằng
quân đội chỉ muốn “giữ đất”, không chịu giao đất phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội ở địa phương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã nhiều lần khẳng định: Bộ Quốc phòng
sẵn sàng chuyển giao đất cho địa phương quản lý nếu vị trí đất đó không thực sự
cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Thực tế, quân đội đã bàn giao hàng
chục nghìn héc-ta đất, trong đó có nhiều vị trí đất “vàng” cho địa phương quản
lý, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, những diện tích
đất có vị trí quan trọng phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thì không thể
giao lại cho địa phương, vì khi phát sinh tình huống sẽ rất khó thu hồi kịp thời
để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trong điều kiện bình thường, khi
chưa phát sinh tình huống quân sự, quốc phòng, những diện tích đất ấy được dùng
cho lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần tăng tiềm lực quân sự, quốc
phòng. Khi phát sinh tình huống, diện tích đó được sử dụng ngay cho nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng. Thực hiện như vậy cũng sẽ tránh diện tích đất quốc phòng bị
lấn chiếm như thực tế đã xảy ra ở một số nơi, sau đó việc thu hồi đất bị lấn
chiếm rất gian nan, phức tạp.
Việc sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động kết hợp kinh
tế với quốc phòng là đúng chủ trương của Đảng, có tính lịch sử, kế thừa, gắn liền
với quá trình xây dựng, phát triển quân đội qua nhiều thời kỳ. Dù trong thời kỳ
nào, Bộ Quốc phòng luôn quán triệt và yêu cầu khi sử dụng đất quốc phòng vào hoạt
động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt
chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, phù hợp với quy hoạch, phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của quân đội; bảo đảm nguyên tắc ưu tiên hàng đầu cho nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu và dự trữ lâu dài nguồn đất đai phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an
ninh, để kịp thời sử dụng khi có tình huống xảy ra. Do đó, luận điệu xuyên tạc
rằng quân đội giữ đất là vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm là hoàn toàn sai trái,
cần phải được nhận diện để phản bác.
Có thể thấy, việc Luật Biên phòng Việt Nam; Nghị quyết
về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Nghị quyết về
thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng
đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh
tế, đều được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao, trong đó có nghị
quyết đạt tỷ lệ tán thành 100% số đại biểu tham gia biểu quyết, chứng tỏ việc
chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quốc phòng được chuẩn bị
kỹ lưỡng, khoa học và toàn diện, hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân. Kết quả nói
trên cũng cho thấy sự đồng tình, ủng hộ của đại biểu Quốc hội và nhân dân đối với
các vấn đề quốc phòng. Đó là cơ sở quý báu để tiếp tục nâng cao sức mạnh của
nền quốc phòng toàn dân, vì mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa