Đổi mới chính trị là một tiến trình liên tục nhằm đáp ứng
được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới. Trong tiến trình đó,
với những thành tựu đạt được có thể khẳng định, Đổi mới chính trị ở nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trực tiếp là cơ sở rất quan trọng để đất
nước có được bước phát triển mạnh mẽ như hiện nay mà theo đánh giá của Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 90 năm
ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930/ 3-2-2020) là: “Với tất cả sự
khiêm tốn của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay”.
Đảng ta đã kiến tạo một hệ thống lý luận chính trị khá
hoàn chỉnh, lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc. Đây là một trong những nguồn gốc của những thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử của nước ta. Trong đó, một trong những thành tựu Đổi mới chính trị
quan trọng là Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Những chủ trương và giải pháp của Đảng theo ngọn cờ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, qua thực tiễn đã chứng minh tính đúng đắn con đường
đã chọn.
Những nội dung lý luận chính trị cơ bản góp phần hoạch
định các quyết sách chính trị của Đảng trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta ngày càng sáng rõ hơn, nền tảng tư tưởng của Đảng tiếp tục được củng cố, bổ
sung và phát triển, là cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối, chủ trương của
Đảng một cách đúng đắn.
Trên cơ sở của hệ thống lý luận đó, hệ thống tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả hơn; phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện,
thể hiện trên thực tế là tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo
yêu cầu nhiệm vụ mới. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức
trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh phù hợp hơn.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính
trị tiếp tục được đổi mới. Chúng ta đã ban hành nhiều quy chế, quy định, quy
trình công tác để thực hiện, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng
thời phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong
hệ thống chính trị. Quốc hội có nhiều đổi mới mạnh mẽ, nâng cao rõ rệt chất lượng
và hiệu quả hoạt động. Chính phủ và các bộ tập trung hơn vào quản lý, điều hành
vĩ mô và năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng.
Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện một bước
quan trọng. Cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng và bước đầu đạt kết quả
tích cực, rõ nét. Những kết quả tích cực đó tạo ra nhiều thay đổi lớn trong đời
sống xã hội, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, mở rộng hơn, người dân được
thông tin, giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính
trị. Quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị,
được tôn trọng và phát huy ngày càng tốt hơn.
Những thành tựu Đổi mới chính trị tại Việt Nam là không thể bác bỏ, phủ nhận. Toan tính phủ nhận thành tựu này nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta vì thế đã thất bại hoàn toàn.
Mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta nhằm thực hiện mưu đồ đen tối, chia rẽ Đảng với nhân dân, phản bội Tổ quốc; phải bị vạch mặt để làm trong sạch đời sống tinh thần của xã hội.
Trả lờiXóaĐảng ta đã kiến tạo một hệ thống lý luận chính trị khá hoàn chỉnh, lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóa